Tin tức tại Quảng Nam sáng nay xác nhận, trên địa bàn vừa có 4 người tử vong và 1 người còn lại đang nguy kịch nghi do bị ngộ độc rượu.

Sáng 16.3, đại tá Lê Quang Vịnh, Trưởng Công an huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ ngộ độc nghi do uống rượu khiến 4 người tử vong, 1 người còn lại hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Theo đó, các nạn nhân tử vong gồm A Lăng Minh (SN 1985), ông Bờ Nướch Chưm (SN 1962 tuổi), anh Hôih Nhân (SN 1994) và A Viết Giang (SN 1982), tất cả cùng ngụ thôn Pà Păng, xã Cà Dy (Nam Giang). Riêng nạn nhân BNướch Gieo (SN 1982, xã Cà Dy) đang được điều trị tại bệnh viện, sức khỏe dần ổn định.

Ngộ độc rượu, ngộ độc rượu tử vong
Ông Gieo đang điều trị tại bệnh viện.

Ông Doãn Biêng, Chủ tịch UBND xã Cà Dy, cho biết, trước đó vào chiều 13.3, sau khi đi làm rẫy về, các nạn nhân trên đến mua rượu tại một nhà dân ở địa phương để uống.

Đến sáng 15.3, các nạn nhân có dấu hiệu khó thở, tím tái. Ông Minh và ông Chưm tử vong ngay sau đó. Các nạn nhân khác được đưa đến bệnh việnđiều trị nhưng có 2 trong số 3 nạn nhân tử vong do quá nguy kịch.

Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc rượu

+ Hôn mê : gọi hỏi không đáp ứng, hoặc đáp ứng khi gọi rồi lại nằm yên Giai đoạn sớm : thở sâu, mặt đỏ ướt, mạch đập mạnh Giai đoạn muộn : thở nhanh nông, mặt khô, mạch nhanh yếu, huyết áp tụt, đồng tử giãn.

+ Nôn. Có thể sặc chất nôn vào phổi gây ra suy hô hấp : khó thở, thở nhanh, tím môi, thở khò khè, lọc sọc.

+ Hạ đường máu : thường khó phát hiện trên lâm sàng, vì các dấu hiệu của hạ đường máu bị hôn mê do rượu che lấp. Nếu nặng có thể có co giật.

+ Hạ thân nhiệt : có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, đặc biệt là về mùa lạnh.

+ Cần chú ý là một người say rượu có thể bị ngã, và có các tổn thương do ngã (chấn thương, sặc nước, sặc bùn,… )

Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu

Khi nghi ngờ, hoặc xác định một người là ngộ độc rượu cần phải chuyển thật sớm đến bệnh viện.

Vận chuyển : phải cho bệnh nhân nằm tư thế nghiêng an toàn để tránh bệnh nhân hít phải chất nôn vào phổi gây suy hô hấp nặng.

Nếu có thể được :

– Truyền cho bệnh nhân dung dịch đường Glucoza.

– Tiêm bắp 1 ống vitamin B1.

Việc điều trị bệnh nhân ngộ độc rượu ở bệnh viện bao gồm : cho thở máy, truyền dung dịch đường ưu trương, bù nước và điện g iải, rửa dạ dày và cho than hoạt. Nếu bệnh viện không thực hiện được các kỹ thuật trên thì phải sơ cứu rồi chuyển ngay đến tuyến chuyên khoa.