Tin tức bóng đá quốc tế: Thống kê cho thấy, có cả thảy 12 trường hợp chấn thương trong ngày Bundesliga trở lại vào cuối tuần trước. Còn ở giải Hạng hai Đức chỉ có 2 trường hợp.Bundesliga 2019/20 đã trở lại trong một diện mạo hoàn toàn mới. Tình hình mới (thi đấu trên sân không khán giả, với những quy định khắt khe về giãn cách…).

Vừa quay trở lại Bundesliga đã có 12 trường hợp gặp chấn thương

Vừa quay trở lại Bundesliga đã có 12 trường hợp gặp chấn thương

Bundesliga vừa quay trở lại đã có 12 trường hợp gặp chấn thương

Vào rạng sáng ngày 23/5 tới sẽ diễn ra trận đấu đầu tiên thuộc vòng 27 Bundesliga 2019/20. Tuy nhiên, các CLB ở Bundesliga sau khi dự vòng 26 vào cuối tuần trước đều đang gặp khó khăn về mặt lực lượng.

2 CLB bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Dortmund (với các chấn thương của Giovanni Reyna, Thorgan Hazard) và Hoffenheim (chấn thương của Sebastian Rudy và Ihlas Bebou).

Với Dortmund, nếu tính thêm cả thủ quân Marco Reus thì HLV Lucien Favre đã mất đi 3 cầu thủ có thể tạo đột biến. Do vậy, Favre sẽ phải tính toán lại nhân sự trước chuyến làm khách đầy khó khăn trước Wolfsburg vào lúc 20h30 ngày 23/5.

Xem kết quả giải đấu Ligue 1 tại kết quả bóng đá Pháp để cập nhật sớm nhất nhé.

So với các đối thủ khác thì có Bayern Munich, RB Leipzig hay Wolfsburg… là không có trường hợp nào gặp chấn thương ở vòng trước.

Bên cạnh đó, cũng có tới 10 đội bóng sử dụng đủ 5 quyền thay người. Schalke trở thành đội bóng đầu tiên trong lịch sử Bundelisga áp dụng luật mới này. Timo Becker được tung vào sân thay cho Jonjoe Kenny ở phút 87 trong trận đấu với Dortmund. Chỉ một phút sau đó, tới lượt HLV Steffen Baumgart của SC Paderborn khai thác triệt để luật thay người mới. Ngoài ra có 5 CLB thay 4 cầu thủ ở vòng 26 vừa qua và có 3 đội vẫn chỉ thay 3 người như trước.

Luật thay người đã được điều chỉnh theo hướng cho phép các đội thay nhiều người hơn để thích nghi với tình hình dịch bệnh, và sẽ được áp dụng tạm thời cho tới ngày 31/12/2020. Mỗi đội có 5 quyền thay người, nhưng chỉ được thay trong tối đa ba lần.

5 thay đổi nhìn thấy từ sự ‘tái xuất’ của Bundesliga

Trọng tài được hưởng lợi

Các cầu thủ có thể cảm thấy hụt hẫng, thiếu động lực khi phải thi đấu trên những sân bóng không khán giả, nhưng các trọng tài lại thấy môi trường làm việc mới dễ thở hơn nhiều. “Các cầu thủ không lập tức chạy về phía trọng tài ngay sau một quyết định gây tranh cãi, họ cũng không dùng số đông để gây sức ép”, ông Guido Winkmann, người điều khiển trận Cologne kqbd duc hòa Mainz 2-2, cho biết. “Có lẽ vì khi không có CĐV, các cầu thủ cũng ít bị cảm xúc chi phối hơn.” Lutz Froehlich, trưởng bộ phận trọng tài ở Bundesliga, cũng đồng ý với nhận định này. “Các cầu thủ rõ ràng tập trung vào các nhiệm vụ trên sân hơn là phản đối các quyết định của trọng tài”, ông nói.

Không còn lợi thế sân nhà

Không còn sự cổ vũ cuồng nhiệt của hàng vạn CĐV nhà tiếp thêm sức mạnh, các đội bóng cũng đánh mất luôn cái gọi là lợi thế sân nhà. Trong chín trận đấu hồi cuối tuần trước, chỉ có duy nhất một đội chủ nhà là Dortmund giành trọn 3 điểm khi vùi dập Schalke tới 4-0 trong trận derby vùng Ruhr.

“Không còn lợi thế sân nhà nữa,” HLV Julian Nagelsmann phát biểu sau khi RB Leipzig của ông bị Freiburg cầm hòa 1-1 trên sân nhà, qua đó bị Bayern nới rộng cách biệt. “Tất nhiên, là chủ nhà có nghĩa là bạn quen sân hơn, ngoài ra còn một vài lợi thế khác… nhưng khi không có các CĐV, lợi thế sân nhà không còn ý nghĩa gì.”

Bóng lăn nhiều hơn

Không biết có sự liên quan nào không, nhưng loạt trận đầu tiên không khán giả của Bundesliga chứng kiến trái bóng lăn trên sân nhiều hơn. Theo công ty chuyên thống kê thể thao Deltatre, thời lượng bóng sống trung bình trong các trận đấu hồi cuối tuần trước là 58 phút, so với 57 phút 5 giây của các trận đấu trước đó. Trận đấu có thời gian bóng sống dài nhất thú vị thay lại là trận hòa không bàn thắng giữa Fortuna Duesseldorf và Paderborn (62 phút 28 giây). Còn trận đấu có thời gian bóng chết nhiều nhất là trận hòa 2-2 giữa Cologne với Mainz (bóng chỉ lăn trong 52 phút 23 giây).

Bàn thắng ít đi và cầu thủ chạy nhiều hơn

Cũng không biết có sự liên hệ nào không, nhưng các trận đấu cuối tuần vừa rồi chứng kiến ít cú sút hơn hẳn so với trước đại dịch – chỉ trung bình 24,3 cú sút mỗi trận so với 26,8 trước khi đại dịch nổ ra. Số bàn thắng cũng ít đi. Chỉ có 27 bàn thắng được ghi, tức trung bình mỗi trận có đúng 3 bàn, giảm 0,25 bàn so với con số trước đó. Có thể có nhiều lý do dẫn tới tình trạng trên, nhưng chắc chắn trong đó không có lý do vì các cầu thủ lười hơn. Thực tế, tổng quãng đường mà các cầu thủ di chuyển (trung bình một trận) còn nhiều hơn, 116,4 km so với 116,2 trước đó. So pha chạy tốc độ cao cũng gần như không giảm (220,1 so với 220,3)

Ăn mừng phải vẫn theo quy định giãn cách xã hội

Theo quy định mới, các cầu thủ được yêu cầu hạn chế đụng chạm vào người của đồng đội trong suốt trận đấu, đặc biệt là khi ăn mừng bàn thắng. Một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của vòng đấu đầu tiên khi Bundesliga trở lại là tiền đạo Erling Haaland ăn mừng một mình sau khi mở tỉ số cho Dortmund trước Schalke.

Tuy nhiên, không phải ai cũng giữ được sự tỉnh táo như tiền đạo người Na Uy. Hậu vệ Dedryck Boyata của Hertha đã phải xin lỗi vì ôm mặt của người đồng đội Marko Grujic trong trận thắng 3-0 trước Hoffenheim. Đại diện của Bundesliga đã yêu cầu các CLB tiếp tục nhắc nhở các cầu thủ “tuân thủ quy định về giãn cách xã hội khi ăn mừng bàn thắng.”

"Thông tin phân tích trên chỉ là một gợi ý, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định. Truy cập vào trang web của chúng tôi để cập nhật tin tức thể thao hàng ngày."