Việc phát hiện sớm có thai để có chế độ chăm sóc đặc biệt với mẹ bầu và thai nhi trong bụng là vô cùng quan trọng. Cùng chuyên mục giới tính tìm hiểu các dấu hiệu có thai sau 1 tuần nhé!
Các dấu hiệu có thai sau 1 tuần
1. Đau đầu
Hormone progesterone tăng đột ngột trong khi lượng máu cung cấp cho não giảm vì phải cung cấp cho phôi thai khiến mẹ bầu bị đau đầu. Vì vậy sau khi quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn 2 tuần, nếu thường xuyên cảm thấy đau đầu, bạn đừng nên uống các loại thuốc giảm đau ngay mà hãy đến bệnh viện, phòng khám kiểm tra.
2. Khó chịu với đồ ăn, mùi hương
Mang thai sớm, bạn thường có biểu hiện khó chịu với một số món ăn và mùi hương. Dù cho đó có là món ăn yêu thích nhưng cũng sẽ dễ khiến bạn khó chịu khi ngửi phải, biểu hiện kèm theo là buồn nôn hoặc nôn ói. Đây là dấu hiệu có thai sớm hay còn gọi là ốm nghén thai kỳ.
Tình trạng này thường kéo dài đến cuối giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, trong tuần đầu, bạn sẽ ít có biểu hiện này, sang những tuần tiếp theo thường biểu hiện nhiều hơn. Trong thời gian này, bạn nên ăn những thức ăn dạng lỏng.
3. Ngực mềm, đau và lớn hơn
Đây là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất và phổ biến nhất. Sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhanh. Sự biến đổi này có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực khiến bạn có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú. Bên cạnh đó là dấu hiệu mang thai con trai cần xem.
Ngoài ra, kích thước vòng một cũng tăng đáng kể kèm theo những cơn đau tức hơn bình thường, nhưng bạn sẽ chẳng thấy vui vì điều này, vì ngực đang bị sưng và đau. Nếu để ý kỹ, bạn cũng có thể nhận thấy vùng da xung quanh đầu ti của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường. Khi chạm vào, bạn có thể thấy ngực mình mềm đi, kèm theo đó là cảm giác nặng và tức ngực.
4. Khó thở và hụt hơi
Trong những ngày đầu mang thai, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tức ngực và hơi có cảm giác khó thở. Hoặc bạn cũng có cảm giác một hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ (hụt hơi). Nguyên nhân là do cơ thể chưa quen với sự thay đổi hormone.
Khi thai lớn hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng, việc phải cung cấp thêm oxy cho bào thai đang phát triển trong bụng mẹ khiến cơ thể tự điều chỉnh để làm cho bạn hít nhiều oxy hơn trong mỗi lần thở cũng sẽ gây ra tình trạng khó thở và hụt hơi này.
5. Ra máu hồng và tiết nhiều dịch âm đạo
Sau 1-2 tuần gần gũi chồng, bạn phát hiện đáy quần lót ra chút dịch màu hồng nhạt hoặc nâu đậm và nhầm tưởng mình sắp “đến ngày”. Thực tế, đây có thể là máu báo cho thấy trứng đã làm tổ thành công trong buồng tử cung. Có khoảng 20% phụ nữ có dấu hiệu này khi mang thai.
Bên cạnh đó, tại vùng kín chị em cũng thấy khí hư màu trắng ra nhiều hơn, đặc quánh và vô hại. Nếu chất dịch nhờn này có mùi hôi, màu sắc khác thường như vàng, xanh… thì cần khám phụ khoa.
6. Âm đạo thay đổi màu sắc
Một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ sau tuần đầu tiên quan hệ là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo (hay còn gọi là dấu hiệu Chadwick). Nó có thể xuất hiện trước khi bạn kịp nhận ra các dấu hiệu khác.
Bình thường, âm hộ và âm đạo của bạn có màu hồng tươi. Nhưng khi có thai, nó sẽ đổi dần thành màu tím đỏ sẫm. Màu sắc này càng đậm hơn khi thai nhi càng lớn vì lượng máu cung cấp cho các mô quanh khu vực này sẽ tăng cao.
Nếu thời gian thụ thai gần với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, bạn sẽ thấy những thay đổi trong dịch tiết âm đạo vào thời điểm này. Thông thường, dịch tiết âm đạo trong thai kỳ sẽ nhiều hơn nhưng nó không có hại. Chính vì vậy, đừng thụt rửa nhiều để tránh gây kích ứng. Nếu sự thay đổi của dịch tiết âm đạo kèm theo mùi hôi và ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ.
7. Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Sau khi trứng gặp tinh trùng được thụ thai được 2-3 tuần thì bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
Lý do là sau khi phôi thai được làm tổ trong tử cung, cơ thể bạn sản xuất ra một loại hoóc-môn mang tên là hCG (HCG là từ viết tắt của cụm từ Human chorionic gonadotropin – Nội tiết tố hCG, một loại hóc môn đặc biệt và quan trọng, chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai). Đây là thủ phạm khiến bạn đi tiểu nhiều hơn đó. Ngoài ra, lượng hoóc-môn hCG cao trong nước tiểu của bạn cũng là dấu hiệu để nhận biết bạn có thai dựa vào việc việc làm xét nghiệm nước tiểu để biết có thai chính xác hơn.
8. Trướng bụng
Nhiều phụ nữ mang thai thường bị trướng bụng khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Do sự gia tăng hoóc môn progesterone và estrogen. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, hoóc môn đặc trưng của phụ nữ là Progesterone sẽ làm nhão các cơ trong cơ thể bao gồm cả cơ của đường ruột. Vì vậy, đường ruột của phụ nữ mang thai hoạt động chậm lại, giúp thai nhi trong bụng hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Theo đó, cơ thể người mẹ sản sinh ra nhiều khi ga trong bụng hơn nên gây ra trướng bụng.
Triệu chứng trướng bụng khi mang thai tuy không tốt cho bà bầu nhưng lại rất tốt cho thai nhi.
9. Đau lưng
Bạn cảm thấy đau ở lưng? Đây cũng là một dấu hiệu mang thai xảy ra sớm nhất. Dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của thai nhi. Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng và chúng thậm chí còn trở nên khó chịu hơn khi thai nhi trở nên lớn dần. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh nên thường không được mọi người chú ý.
10. Xuất hiện rôm, sảy
Khi mang bầu, thân nhiệt của bạn tăng cao hơn bình thường làm da không thoát mồ hôi kịp. Hệ quả là rất dễ xuất hiện rôm xảy ở những vùng da có nhiều nếp gấp hoặc vùng da thường xuyên ma sát với quần áo. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng phải chịu đựng tình trạng này.
11. Chuột rút
Chuột rút có thể là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt mới, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu mang thai không điển hình. Nếu hiện tượng này đi cùng một số dấu hiệu có thai khác, bạn sẽ có cơ sở để khẳng định hơn.
Vì sao bạn dễ bị chuột rút khi có thai? Các chuyên gia giải thích rằng, đây là sự chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi trong 9 tháng kế tiếp. Chuột rút xảy ra là do tử cung bạn bị kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới.
12. Chảy máu cam
Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng chảy máu cam là một dấu hiệu mang thai mà nhiều mẹ bầu gặp phải? Khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi của bạn. Hệ quả của việc này là mũi bạn có nguy cơ dễ “đổ máu” hơn hẳn.
13. Táo bón
Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm bạn dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai.
14. Thói quen ăn uống bị đảo lộn
Để nhận biết dấu hiệu có thai sau khi quan hệ chị em cũng có thể dựa vào thói quen ăn uống hàng ngày. Chẳng hạn nếu như trước đây chị em ghét ăn của chua mà giờ lại bỗng dưng thèm ăn đồ chua… thì chị em cần phải lưu ý vì rất có thể chị em đang mang thai.
15. Nhiệt độ cơ thể tăng
Khi bắt đầu mang thai, do tác động của hormone progesterone nên nhiệt độ cơ thể bạn thường tăng nhẹ (khoản 37,5 độ C).
16. Chậm kinh
Chậm kinh là một trong những dấu hiệu có thai sớm và dễ nhận biết nhất. Sau khi quan hệ không sử dụng biện pháp kế hoạch, nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt không đến, bạn rất có thể đã mang thai thành công.
17. Máu báo
Không phải ai cũng có máu báo khi đã thụ thai nhưng đó là một trong những dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 1 tuần mà bạn cần phải để ý đến.
Máu báo là do trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung gây ra. Thông thường, nó có màu hồng nhạt hoặc màu nâu, xuất hiện gần thời điểm có kinh với vài giọt hoặc lấm tấm máu và ngưng sau 1-2 ngày.
18. Thử thai
Các que thử thai tại nhà có thể giúp bạn phát hiện nồng độ HCG trong nước tiểu sau khi quan hệ 1 tuần. Vì thế, nếu nghi ngờ, hãy mua que thử và xác định lại mối nghi của mình. Tuy nhiên, có thể kết quả sẽ không chính xác. Vì vậy, sau 4-7 ngày tiếp theo, bạn nên thử lại để chắc chắn kết quả thụ thai của mình.
Bài viết trên của kimchamcuu đã cung cấp những thông tin cần thiết cho độc giả về các dấu hiệu có thai sau 1 tuần hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả để mẹ và thai nhi cùng khỏe mạnh nhé!