Trẻ nhỏ thường được đeo bao chân, bao tay, hoặc đi tất ấm, thế nhưng không cũng đã có rất nhiều hiểm họa từ những sự việc này, như là bị sợi chỉ, sợi tóc, hay sợi vải thừa quấn chặt khiến cho bàn tay hoặc bàn chân của bé bị hoại tử. Giống như trường hợp của bé trai sau đây, sau 10 tiếng bị sợi tóc thít chặt, ngón chân của bé trai đã bị sưng tấy và biến thành màu đen. Các bác sĩ cho biết có thể sẽ phải cắt bỏ ngón chân đã hoạt tử này để đảm bảo an toàn cho bé. 

Tin tức tử Trung Quốc về một bé trai mới 2 tháng tuổi đang có nguy cơ bị mất một ngón chân phải bởi vì ngón chân đó bị một sợi tóc quấn quanh và thịt chặt vào ngón chân. Sự việc được người cha phát hiện sau đó khoảng 10 tiếng đồng hồ. Vì sợi tóc thít chặt, làm gián đoạn lưu thông máu qua ngón chân của bé, khiến nó bị sưng tấy và biến thành màu đen.

bé 2 tháng tuổi hoại tử ngon chân vì sợ tóc
 Ngón chân của cậu bé sau khi bị sợi tóc thít chặt trong 10 tiếng. Ảnh nguồn: Internet.

Theo các bác sỹ ở Trịnh Châu – thủ phủ của Tình Hà Nam, Trung Quốc cho biết, ngón chân này của cậu bé đã bị hoại tử và có nguy có phải cắt cụt để đảm bảo an toàn cho bé. Bởi khi được đưa vào bệnh viện sợi tóc đã ngập sâu vào phần thịt ở ngón chân bé. Hiện tại cậu bé vẫn được điều trị tại Bệnh viện 153, Quận Đông La của thành phố với sự giám sát của các bác sỹ với hy vọng mạch máu nơi ngón chân bị tổn thương của cậu bé sẽ phát triển trở lại, giúp cho ngón chân của bé không bị cắt bỏ.

Cha của cậu bé cho biết, vì phải chăm sóc người cha đang phải nằm viện do lên cơn đâu tim nên vợ của anh cũng là mẹ của đứa nhỏ đã vắng nhà vài ngày. Đó là lý do anh đảm nhiệm việc chăm sóc cho cậu con trai hai tháng tuổi và cô con gái lớn của gia đình.

Các bác sỹ và chuyên gia đã liên tục cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn từ sợi tóc rụng đối với ngón chân và ngón tay của trẻ sở sinh, đặc biệt là với những người mẹ bị rụng nhiều tóc sau khi sinh. Một sợi tóc có thể cuốn nhiều vòng và thít chặt vào ngón tay, chân của trẻ, làm gián đoạn lưu thông máu và có thể dẫn đến hoại tử nếu không được phát hiện kịp thời.

Tương tự, ngày 14/2 một bé trai 2 tháng tuổi ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã phải nhập viện trong tình trạng ngón tay cái sưng to và rớm máu, suýt chút nữa bị cắt bỏ.

bé 2 tháng tuổi hoại tử ngon chân vì sợ tóc
 Ngón tay rỉ máu và sưng to khác thường sau khi bị sợi tóc quấn chặt.

Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết đã tìm thấy một sợi tóc dài quấn vào ngón tay em bé chặt đến nỗi nó ẩn sâu vào tận dưới da. Đây là một hiện tượng y tế hiếm gặp, được gọi là Hội chứng garo ngón chân (Toe tourniquet syndrome).

Rất may sự việc được phát hiện kịp thời nên các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật hiển vi để lấy sợi tóc ra mà không phải cắt cụt tay em bé. Hiện tại, bé trai đang trong quá trình hồi phục.

Được biết, sau khi bị sợi tóc quấn vào tay, bé trai đã tỏ ra trằn trọc, khó chịu và khóc suốt gần 1 tuần nhưng người mẹ chủ quan không kiểm tra kỹ để tìm ra nguyên nhân mà cứ nghĩ trẻ con bé nào cũng có lúc quấy khóc như vậy.

Tới khi người mẹ phát hiện ra ngón tay cái của con đã sưng to gấp đôi bình thường thì nó đã gần như hoại tử. Chỉ cần chậm một chút nữa thôi là các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ hoàn toàn ngón tay cái của bé.

“Có lẽ sợi tóc vướng vào tay con khi tôi ấp con lên người. Tôi không hề nhận ra điều bất thường và không kiểm tra kỹ khắp cơ thể con mà chỉ nghĩ chắc con khó chịu ở đâu đó”, chị Wang chia sẻ.

Các bác sĩ cho biết sợi tóc quấn chặt ngăn máu lưu thông, gây ra sự tắc nghẽn mạch máu và sưng tấy mô khiến ngón tay sưng to và có thể dẫn tới hoại tử. Trẻ gặp phải hội chứng garo ngón chân hầu hết là trẻ sơ sinh từ 4 ngày cho tới 19 tháng và thường được đưa tới bệnh viện trong tình trạng khóc ngất và khó chịu rõ rệt.

Sở dĩ, trẻ nhỏ trong độ tuổi trên là nhóm có nguy cơ cao mắc hội chứng garo là do 90% các bà mẹ đều phải trải qua hiện tượng rụng tóc sau sinh. Vậy là trong lúc gần gũi bế ẵm con, cho con bú, những sợi tóc mỏng manh kia đã vô tình rụng xuống và quấn vào ngón tay, ngón chân con nhỏ.

"Chúng tôi nhấn mạnh rằng các thông tin trong bài viết chỉ là sự tham khảo. Bạn cần suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định của mình. Đừng quên thường xuyên kiểm tra trang web để cập nhật thông tin hữu ích."