Tin tức: Theo nhiều cuộc khảo sát, tỷ lệ người trẻ Việt mắc ung thư ngày một gia tăng. Gần đây chia sẻ của một bệnh nhân ung thư gan 24 tuổi và thông điệp mà cô muốn mang lại đã gây sốt cộng đồng mạng.

Yến 24 tuổi, là con một trong gia đình mới kết hôn được một năm, vợ chồng vô cùng hạnh phúc với tình yêu và sự nghiệp chung tay xây dựng. Cách đây 10 ngày đi khám sức khỏe cô phát hiện bị ung thư gan – giai đoạn 3.

“Mình không muốn nhiều người trong gia đình biết chuyện, nhưng với những người trẻ, mình muốn các bạn hãy xem bài viết sau như lời cảnh tỉnh/ thức tỉnh, đặc biệt là về cách sống”.

Ngày trước mình hay đi khám tổng quát lắm. Cứ tầm 8 tháng thì lại đi một lần. Nhưng bẵng đi 2 năm, vì bận bịu công việc thành lập và phát triển sự nghiệp, bận nọ bận kia tỉ tỉ thứ mà mình không đi khám. Giờ sự nghiệp ổn ổn, mình rảnh hơn đi khám thì phát hiện ra ung thư nhưng đã khá nặng rồi.

Chi sẻ của bệnh nhân ung thư gan 24 tuổi gây sốt cộng đồng mạng
Chi sẻ của bệnh nhân ung thư gan 24 tuổi gây sốt cộng đồng mạng

Mà bệnh ung thư gan này không hề có triệu chứng gì cả. Không đau, không mệt, không chán ăn, không có bất kỳ dấu hiệu gì hết nên mình chẳng biết gì là có bệnh. Các bác sĩ nói, khi có triệu chứng thì đã là giai đoạn cuối rồi.

Thế nên, dù khỏe mạnh bình thường, dù bận đến mấy thì các bạn cũng phải đi khám tổng quát thường xuyên. Chỉ mất một ngày thôi và chi phí khoảng 1-5 triệu tuỳ vào bệnh viện và các gói. Như vậy, mỗi năm mình chỉ cần bỏ ra 2 ngày và 2-10 triệu để kiểm soát toàn bộ các bệnh nặng khó chữa.

Tại sao lại là ung thư gan?

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có một số nguyên nhân mà chúng ta hoàn toàn có thể tự cải thiện được:

Giờ đi ngủ: Giờ làm việc thải độc của gan là từ 11h-1h sáng lúc ấy cơ thể cần ngủ sâu. Tức là chúng ta cần phải ngủ từ khoảng 10h nhưng trong số chúng ta thì được bao nhiêu người đi ngủ lúc 10h nhỉ. Nếu làm vậy, chúng ta thật giống người già. Nếu làm vậy, chúng ta bỏ mất hết các cuộc vui. Nếu làm vậy, chúng ta không giải quyết hết công việc. Và đến một ngày chúng ta nhận ra là gan đã bị tổn thương quá nặng nề.

Mình là như vậy mà, đa số là đi ngủ lúc hơn 12h, có khi là 1-2h sáng. Cách đây khoảng 3-4 tháng thì mình có thay đổi, đi ngủ lúc 11h nhưng có vẻ là đã quá muộn vì ung thư đã phát triển từ hơn 1 năm trước rồi.

Đồ cay nóng rất ngon, thịt lợn thịt bò (thịt đỏ) nướng kèm sốt, các món chiên xào rán thì quá là hấp dẫn, nước ngọt, bia vào mùa hè quá tuyệt, và tỉ tỉ loại đồ ăn tổng hợp nhiều chất bảo quản khác nữa đều được chế biến thành các món ngon không cưỡng lại được. Nhưng tất cả những cái đó đều làm cho gan mệt mỏi và kiệt sức.

Mình đã từng ăn quán rất nhiều vì công việc không cho phép mình nấu ăn. Ra ngoài thì cũng ăn quá nhiều thịt đỏ, lại còn cứ chiên xào rán nhiều sốt mà chén. Ăn sướng miệng lắm cơ.

Cách đây 3 tháng, mình tham gia vào chế độ dinh dưỡng mà hạn chế thịt đỏ, tích cực ăn ức gà, cá, rau củ quả, trái cây, gạo lức, khoai lang. Loại bỏ đồ chiên xào rán nhiều dầu mỡ. Đây là chế độ rất khoa học, chỉ tiếc là ung thư gan của mình đã phát triển từ cách đây hơn 1 năm rồi.

Tích cực cập nhật sự tiến bộ của khoa học: Nếu bạn đang mắc một căn bệnh gì đó mà phải sống chung với nó thì đừng tự chấp nhận sống chung với nó mãi. Hãy luôn tìm hiểu sự phát triển của khoa học xem bệnh đó đã có cách chữa chưa. Vì khoa học tiến bộ lên từng ngày, hôm nay không có cách chữa thì có thể 1-2 năm sau sẽ có cách.

Các bạn trẻ nhớ nhé. Hãy thay đổi thói quen của các bạn trước khi bệnh tật ập tới. Thói quen nào cũng thay đổi được, nhưng bệnh thì không phải bệnh gì cũng chữa được đâu.

Sau bài chia sẻ đánh động vào thói quen, cách sống của người trẻ, Yến đang chuẩn bị cho đợt xạ trị lần đầu tiên vào thứ 4 tới. Yến hiện là một bệnh nhân ung thư, nhưng nếu không ai nhắc tới điều đó thì khó có thể nhận ra. Yến không suy sụp, không buồn chán, không lo lắng, ngược lại, cô tạo cho người đối diện một cảm giác vui vẻ, lạc quan và yêu đời.

Cô có một niềm tin mạnh mẽ, rằng sau khi làm xạ trị kết hợp với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện khoa học thì các khối u sẽ bị khống chế và teo đi. Thông điệp cuối cùng mà Yến muốn gửi tới là dù là bệnh gì đi chăng nữa cũng nên lạc quan không ngừng hy vọng và cố gắng được sống.

Trao đổi với TS.BS Phạm Thị Việt Hương, hiện đang công tác tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều chị cho biết thức khuya và ăn đồ chiên rán đương nhiên có ảnh hưởng ít nhiều tới sức khoẻ và hại gan, nhưng đây không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư. Theo đó, “thủ phạm” chính gây ra ung thư gan chủ yếu là virus viêm gan B.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, ung thư gan là một trong 5 loại ung thư gây tử vong hàng đầu khi có tới gần 800.000 ca tử vong mỗi năm.

Đáng lưu ý, tỉ lệ mắc ung thư gan ở Việt Nam xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ có số liệu về ung thư.

Lý giải việc tỷ lệ mắc ung thư nói chung ngày càng cao trong xã hội, TS.BS Việt Hương khẳng định, sự phát triển của y học giúp phát hiện được nhiều loại ung thư thông qua các phương tiện chẩn đoán. Môi trường ngày càng độc hại, chúng ta sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo hoặc lạm dụng thuốc lá, rượu bia…

Bác sĩ cũng đánh giá, tình trạng nhiều người trẻ mắc ung thư ngày càng đáng báo động. Trả lời về thắc mắc cơ chế thải độc của gan, bác sĩ Hương phủ nhận việc gan thường thải độc vào khoảng 1-3h sáng. Nữ tiến sĩ cho hay, chuyển hoá qua gan tuỳ từng món văn và loại thuốc, tuỳ thể trạng từng người.

“Có những món ăn gan sẽ thải độc luôn, nhưng cũng có những thứ đồ độc hại, hoá chất sẽ được chuyển hoá, tích luỹ qua gan. Việc này tuỳ từng chất, từng bệnh nhân, chứ không cố định mấy giờ thải độc. Để sự thải độc gan tốt nhất có thể, mình phải đảm bảo có một lá gan lành mạnh, không nghiện rượu bia, không mắc xơ gan, ăn uống đừng nặng gánh cho gan. Chứ gan có phải như nhà máy đâu mà đến giờ mình mở gan thải độc”.

"Chúng tôi nhấn mạnh rằng các thông tin trong bài viết chỉ là sự tham khảo. Bạn cần suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định của mình. Đừng quên thường xuyên kiểm tra trang web để cập nhật thông tin hữu ích."