Bệnh và thuốc: Khi bị viêm ruột thừa, các cơn đau sẽ vô cùng đau đớn và nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu và biện pháp giảm cơn đau do viêm ruột thừa gây ra nhé!
Dấu hiệu bị viêm ruột thừa
Đau bụng
Đau bụng thường xuất hiện đầu tiên và thường đi kèm với chướng bụng và chán ăn. Phần đuôi ruột thừa có thể nằm ở những vị trí khác nhau nên vị trí đau có thể thay đổi.
Trường hợp điển hình là đau bụng khởi phát xung quanh rốn, đau tăng lên theo thời gian, sau đó di chuyển dần xuống vùng hố chậu phải. Đau tăng khi di chuyển hoặc dùng tay ấn vào vùng hố chậu phải. Bệnh nhân hạn chế di chuyển và đi lại do đau.
Buồn nôn và nôn
Bạn cảm thấy buồn nôn và nôn một cách đột ngột cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa.
Hiện tượng này được ghi nhận ở 90% ca viêm ruột thừa và thường đến sau cơn đau bụng dữ dội ở người bệnh.
Nếu tình trạng này cứ lặp đi lặp lại, bạn cần phải đi khám ngay để biết chắc mình có bị viêm ruột thừa hay không.
Chán ăn
Khi bị viêm ruột thừa, bệnh nhân có thể bỗng dưng cảm thấy chán ăn mặc dù bình thường họ ăn rất ngon miệng.
Tình trạng viêm ở ruột thừa gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. Trong nhiều trường hợp, viêm ruột thừa có thể ức chế quá trình tạo ra hormon gây đói khiến bệnh nhân mất cảm giác đói và thèm ăn.
Tuy nhiên, tình trạng này cần được được đánh giá cùng sự hiện diện của các triệu chứng khác để đưa ra chẩn đoán một cách chính xác
Thành bụng căng cứng
Đây gần như là dấu hiệu nặng của tình trạng viêm ruột thừa. Khi cơn đau bụng đã tăng lên đến mức dữ dội, thành bụng có cảm giác căng cứng lại, sờ vào cũng thấy bị căng cứng.
Đi tiểu thường xuyên
Tình trạng đau bàng quang và đi tiểu thường xuyên cũng là dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa đang phát triển nặng hơn. Các nguyên nhân chính dẫn đến vẫn đề này là do viêm và nhiễm trùng, làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây nguy kịch cho bạn đấy nhé!
Biện pháp giảm cơn đau do viêm ruột thừa
Nước ấm
Nước ấm có vai trò kép khi mắc bệnh viêm ruột thừa. Thứ nhất, nước ấm rất có lợi đối với sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Thứ hai, nước ấm giúp làm sạch ruột. Viêm ruột thừa là do sự tích tụ các chất độc. Uống nước giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.
Tỏi
Tỏi cũng có tác dụng chữa viêm ruột thừa do tỏi có tính chống viêm. Bạn nên ăn vài tép tỏi sống. Tuy nhiên, nếu mùi tỏi quá khó chịu, bạn có thể sử dụng viên tinh dầu tỏi.
Gừng
Gừng cũng giống như tỏi, đều có tính chống viêm. Bạn có thể uống trà gừng nhiều lần trong ngày. Nếu mùi và vị gừng gây khó chịu, bạn có thể uống thuốc viên gừng. Xoa bóp bụng dưới bằng tinh dầu gừng cũng rất hiệu quả. Nên sử dụng gừng khi bệnh nhân có triệu chứng nôn.
Nghệ
Nghệ có tính kháng viêm rất tốt, vì thế nó có khả năng ngăn chặn và làm giảm viêm nhiễm tại ruột thừa, từ đó làm giảm những cơn đau ruột thừa nhanh chóng. Khi những cơn đau ruột thừa khó chịu tìm đến, bạn có thể pha bột nghệ với sữa nóng để uống, một lúc sau bạn sẽ cảm thấy cơn đau được giảm bớt và bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.