Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý thường gặp gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này nhé!
Triệu chứng của viêm tai giữa
Triệu chứng của viêm tai giữa ở người lớn
- Chảy dịch mủ tai: Dịch có thể chảy hàng ngày hoặc chảy theo đợt ( đặc biệt khi thời tiết thay đổi ), dịch mủ thưởng có màu đục, vàng nhạt, hoặc trường hợp viêm tai xương chũm thì có mủ hôi thối, mùi khẳn.
- Đau nhức tai, ù tai, nghe kém.
Triệu chứng của viêm tai giữa ở trẻ em
- Sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật…
- Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay rụi vào tai.
- Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
Phòng tránh viêm tai giữa
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì đến khi trẻ được 2 tuổi hoặc lâu hơn càng tốt.
- Lưu ý tư thế bú của trẻ, đầu cao hơn, tránh cho bú ở tư thế nằm, đặt trẻ nằm ngay khi vừa mới bú xong.
- Giải quyết sớm và triệt để các vấn đề ở đường hô hấp.
- Nếu trẻ bị viêm VA mạn tính cần phải nạo VA cho trẻ.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa đầy đủ cho trẻ.
- Thăm khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng của bệnh.
- Có chế độ dinh dưỡng tốt và tối ưu cho trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Không sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai.
- Vệ sinh mũi nên ở tư thế ngồi, tránh nằm vì nước sẽ kéo theo dịch mũi đi lên tai gây viêm tai giữa.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói thuốc…
Thực phẩm nên ăn khi bị viêm tai giữa
- Tăng cường vitamin A bằng cách bổ sung thêm cà rốt, gan bò, cà tím vào trong bữa ăn thường ngày, vitamin A này có tác dụng tăng cường thính lực cùng như có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc lót trong loa tai.
- Ăn nhiều rau xanh giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, chất xơ này cũng có tác dụng rất tốt trong việc phòng tránh hiện tượng ù tai, những người có tiền căn thiếu máu thì nên bổ sung nhiều chất xơ hơn nữa.
- Hạn chế ăn mỡ lợn, thay vào đó bạn có thể dùng bằng dầu thực vật hay dầu hướng dương trong khi xào nấu vì trong những loại dầu này có sinh tố E và D giúp ngăn ngừa hạn chế tình trạng viêm tai xương chũm.
- Tăng cường ăn cá biển, rong biến trong bữa ăn thường ngày để cung cấp i ốt cho cơ thể, giúp bệnh hồi phục một cách nhanh nhất.
- Lạc luộc cũng là một trong những thực phẩm rất tốt cho người bị benh viêm tai giua, vì trong lạc có chứa nhiều khoáng tố kẽm, những người khi bị thiếu chất này thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi đặc biệt hay bị hoa mắt chóng mặt.