Viêm da cơ địa là một bệnh lý không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng làm ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và các bài thuốc dân gian trị bệnh này nhé!

Nguyên nhân, biến chứng và các bài thuốc trị viêm da cơ địa
Nguyên nhân, biến chứng và các bài thuốc trị viêm da cơ địa

1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

  • Di truyền: Bố mẹ bị viêm da cơ địa con cái có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Cơ địa: Người có cơ địa nhạy cảm dễ mắc viêm da cơ địa hơn.
  • Sức đề kháng kém: Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn, tác động của môi trường dễ mắc bệnh hơn.
  • Tính chất công việc: Những người tiếp xúc với khói bụi, hóa chất… cũng là nguyên nhân gây viêm da cơ địa thường gặp.

2. Biến chứng của viêm da cơ địa

  • Dẫn đến hen suyễn và dị ứng phấn hoa: đa phần trẻ bị viêm da cơ địa cũng mắc hen suyễn và dị ứng phấn hoa.
  • Ngứa mãn tính và bong tróc da: Việc gãi nhiều ở các vùng da ngứa làm da dày và cứng lên, thậm chí chảy máu gây nhiễm trùng da
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bị viêm da cơ địa những vẫn phải tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, nước tẩy rửa mạnh hay các chất diệt khuẩn,… sẽ khiến bệnh nặng hơn
  • Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ: việc ngứa và gãi liên tục ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh  dẫn đến các bệnh như rối loạn giấc ngủ, thay đổi hoạt động, dễ kích ứng, tự kỷ…

3. Các bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa

Lá trầu không

Lá trầu không được nhiều người tận dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Nguyên liệu này có vị cay nồng, tính ấm có khả năng sát trùng, trừ phong, kháng khuẩn… Hãy lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch rồi vò nát.  Vệ sinh da thật sạch rồi chà xát nhẹ lá trầu không đã vò nát lên da sẽ giúp các tinh chất thấm vào da và phát huy công dụng điều trị.  Mỗi ngày áp dụng từ 2-3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Lá đinh lăng

Lấy lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô rồi đem bảo quản để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 40g bỏ vào bình pha với khoảng 2 lít nước rồi đậy kín nắp trong khoảng 1 tiếng.  Dùng uống thay nước lọc hàng ngày.

Lá ổi

Lá ổi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm khá hiệu quả. Trong thành phần của lá ổi có chứa nhiều tanin có thể điều trị được nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh viêm da cơ địa. Hãy lấy một nắm lá ổi tươi rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước đun trong khoảng 20 phút cho tinh dầu tan ra trong nước.  Sau đó dùng nước lá ổi để uống còn phần bã là thì chà xát lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện hàng ngày sẽ thấy bệnh giảm đáng kể.

Lá lốt

Trong lá lốt có chứa các hoạt chất có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa nhưu flavonoid, ancaloit, benzyl axetat, beta-caryophylen… có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau khá tốt. Hãy lấy 1 nắm lá lốt tươi rửa thật sạch rồi giã nát hoặc bỏ vào máy xay nát cùng 1 chút muối. Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên da khoảng 20 phút.  Mỗi ngày áp dụng 1 lần sẽ thấy các bệnh được cải thiện. 

Bài viết trên của kimchamcuu đã gửi đến độc giả thông tin về  bệnh viêm da cơ địa hy vọng sẽ giúp ích được độc giả trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe!