Rất nhiều người khi mọc răng khôn đều thắc mắc xem có nên nhổ răng khôn hay không, có nguy hiểm gì khi nhổ hay chăm sóc răng miệng sau khi nhổ ra sao. Hãy cùng tạp chí sức khỏe tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân phải nhổ răng khôn

Răng khôn mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ. Cũng vì xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Tìm hiểu về nguyên nhân, biến chứng và cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Tìm hiểu về nguyên nhân, biến chứng và cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Ngược lại răng khôn còn mang lại phiền toái và đau đớn rất nhiều. Hầu như răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn. 

Răng khôn mọc còn có thể gây nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bệnh nhân sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn.

Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại. 

2. Biến chứng sau nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn để lại vết thương hở trên cung hàm, khi đó vi khuẩn tìm cách xâm nhập vào và trú ngụ nơi đây, gây ra tình trạng nhiễm trùng. 

Có 2 dạng nhiễm trùng thường gặp sau khi nhổ răng khôn đó là:

  • Viêm ổ răng khô: Tình trạng này thường xảy ra sau khi nhổ răng 2,3 ngày và kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Khám hốc răng thấy trống hoặc có cục máu đông nhưng lấy ra dễ dàng, không có mủ, có mùi khó chịu, gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày.
  • Viêm ổ răng có mủ: So với viêm ổ răng khô, viêm ổ răng có mủ gây nên cơn đau ở mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên tình trạng viêm này lại xuất hiện thêm triệu chứng vùng nướu bị sưng, huyệt ổ răng có mủ trắng, có mùi hôi khó chịu, có thể nổi hạch ở vùng lân cận.

3. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

  • Cắn gạc tại chỗ trong vòng 30-45 phút sau nhổ răng. Sau khi nhổ răng má có thể sưng lên, và có thể thấy xuất hiện một khối máu tụ. Bạn nên chườm túi nước đá lên má ngay sau khi nhổ, chắc chắn sẽ giảm đau, sưng.
  • Nhanh chóng uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê để chống lại cơn đau có hiệu quả.
  • Tiếp tục đánh răng bình thường. Nếu chảy máu đỏ tươi, dùng gạc vô trùng gấp lại áp vào vết thương và ép chặt từ 15 đến 20 phút để đủ thời gian cục máu đông hình thành lại; nếu vẫn chảy nhiều máu bạn nên quay lại bệnh viện để khám ngay.
  • Không súc miệng khi cục máu đông chưa được hình thành, không nên mút chíp, nhổ vặt, đá lưỡi, chọc tay.. vào vết thương.
  • Ăn đồ mềm và dễ tiêu hóa để xương hàm không phải làm việc nhiều. 
  • Không ăn thức ăn quá cứng, quá mặn, đồ ngọt, chua, cay, đồ uống có ga, cồn, quá nóng và các chất kích thích khác trong 2 ngày đầu tiên.
  • Không hút thuốc trong ít nhất 3 ngày.
  • Không uống rượu trong suốt thời gian điều trị của bạn.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về việc nhổ răng khôn hy vọng sẽ giúp ích trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng nhé!