Đau răng tác động lớn đến công việc, sinh hoạt và sức khỏe khi vì cơn đau mà bạn không ăn uống được gì. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý cơn đau trong bài viết nhé!
1. Các nguyên nhân gây đau răng
Sâu răng, viêm tủy
Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường và tinh bột thành axit, axit này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu sẽ tích tụ các mảnh vụn thức ăn. Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng gây ra những cơn đau nhức răng liên tục kèm theo buốt. Nếu sâu răng quá nặng, cần phải tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng mới thay thế răng đã mất.
Các bệnh về lợi
Các bệnh về lợi hình thành sự kích ứng do độc tố tiết ra từ vi khuẩn có hại trú trong các mảng bám ở răng. Một số trường hợp khác như thay đổi hormon, tác dụng phụ của thuốc tây…cũng gây kích ứng. Những mảng bám, vôi răng làm cho lợi bị tụt xuống, phá hủy xương nâng đỡ răng.
Mòn cổ răng
Nếu đánh răng không đúng cách sẽ gây ra hiện tượng mòn ở phần răng sát với nướu răng được gọi là mòn ngót cổ răng. Lớp men bị mòn làm bộc lộ lớp ngà, gây ra tình trạng ê buốt khi chải răng hoặc khi ăn uống. Nếu răng bị mòn quá sâu, gần đến tủy răng làm kích thích tủy, cần phải chữa tủy răng.
Loạn năng thái dương hàm
Khớp thái dương là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, có chức năng hỗ trợ các hoạt động nhai, nói, nuốt… Nó sẽ đau khi bạn có thói quen nhai một bên hàm lâu ngày, thoái hoá sụn trên khớp thái dương, mòn đĩa đệm, co thắt cơ quanh khớp hay chấn thương do tai nạn.
Xuất hiện ổ áp xe tại nướu răng
Ổ áp xe ở nướu răng do các mảnh vụn thức ăn bị kẹt tại nướu răng, theo thời gian gây ra viêm, đau tại nơi thức ăn và mảnh vụn bị phân hủy. Dấu hiệu của bệnh như sưng hay chảy mủ ở nơi xảy ra áp xe. Các ổ áp xe này cần được xử lý sớm để tránh tiến triển nặng gây hậu quả không mong muốn.
Mọc răng khôn
Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm gây nên những cơn đau răng răng kéo dài. Phần lớn các răng khôn đều phải nhổ bỏ để loại trừ tình trạng ê nhức do mọc răng khôn. Răng khôncòn là nguyên nhân của hàng loạt các bệnh lý răng miệng khác do tình trạng viêm nhiễm.
Thuốc Sabril 500mg 60 viên Vigabatrin Chống Động Kinh ở người lớn và trẻ em và thuốc sevelamer 800mg là thuốc điều trị bệnh thận mới rất tốt
2. Cách xử lý khi bị đau răng
Súc miệng nước muối
Muối biển là vị thuốc thần kỳ hỗ trợ sức khỏe. Các thành phần chống vi khuẩn tự nhiên có trong muối biển giúp giảm nhẹ triệu chứng đau răng và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm.
Nhai hành tây
Hành tây có rất nhiều đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp tiêu diệt vi trùng trong khoang miệng, ngăn lây lan và ngừa sâu răng. Thực phẩm này còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm ở răng và nướu, ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Ngoài ra trong hành có hợp chất lưu huỳnh. Khi tiếp xúc với nước bọt, chúng giúp tạo thành axit sulfuric gây tê và có tác dụng giảm đau. Cách dùng rất đơn giản hãy nhai một lát hành lớn trong vùng kích ứng cho đến khi mùi nồng của hành biến mất. Tiếp tục nhai những lát hành khác cho đến khi bạn thấy đỡ đau.
Nhai tỏi
Tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây mảng bám trong răng và giúp giảm đau hiệu quả. Thêm vào đó tỏi còn chứa allicin, có khả năng ngăn ngừa sâu răng và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả. Chỉ cần nhai tép tỏi ở vùng răng đau, nếu vẫn chưa hết đau thì tiếp tục nhai tép thứ hai.
Ngậm giấm
Giấm rất có lợi trong việc tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, giúp chăm sóc răng miệng rất tốt. Người bị đau răng sử dụng nước giấm bằng cách ngậm một miếng bông với giấm hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Súc miệng bằng rượu
Rượu rất hữu ích khi điều trị đau răng. Người bệnh có thể súc một chút rượu vodka hay uýt -xki, các triệu chứng tê buốt và đau nhức sẽ giảm đáng kể.
Bài viết trên của kimchamcuu đã gửi đến độc giả thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi bị đau răng hy vọng sẽ giúp ích được độc giả trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng nhé!