Bệnh tuyến giáp là căn bệnh thường gặp mọi độ tuổi từ 20-40 tuổi. Bệnh gây ra biến chứng về nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Hãy cùng kimchamcuu tìm hiểu về những dấu hiệu mắc bệnh tuyến giáp nhé!

Tuyến giáp là tuyến nội tiết đơn nằm phía trước dưới cổ, có 2 thuỳ nối với nhau bằng một lớp mô mỏng nằm ngang gọi là eo tuyến giáp. Tuyến giáp được tưới máu rất dồi dào 4-6 ml/1’/gr, mô giáp từ 2 động mạch giáp trên và 2 động mạch giáp dưới và có mối liên hệ mật thiết với dây thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp.

Tuyến giáp có nhiệm vụ chính là tiết ra hormone giáp. Có 2 dạng hormone giáp là Thyroxine (thường viết là T4) và Tri-iodo-thyronine (hay còn gọi là T3). Hai hormone này có tác dụng trên nhiều cơ quan và xúc tác các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Những dấu hiệu mắc bệnh tuyến giáp hàng đầu bạn chớ bỏ qua
Những dấu hiệu mắc bệnh tuyến giáp hàng đầu bạn chớ bỏ qua

Nếu thiếu hormone giáp, người bệnh rơi vào tình trạng suy giáp, các chuyển hóa trong cơ thể chậm lại, từ cơ quan thần kinh (suy nghĩ chậm chạp, nói chậm…), tim mạch (tim đập chậm, mạch yếu), tiêu hóa (ăn ít, chậm tiêu, táo bón), và các biểu hiện khác như người ít đổ mồ hôi, người lạnh bất thường.

Nếu dư hormone giáp, (gọi là tình trạng cường giáp), người bệnh dễ cáu gắt, ít ngồi yên, sụt cân, uống nhiều, tiểu nhiều, luôn nóng nực, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim… Ngoài ra, hormone giáp còn có vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ em.

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp

Mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ

Mệt mỏi là một triệu chứng đầu tiên trong bệnh rối loạn tuyến giáp. Nếu người bệnh thấy lúc nào cũng buồn ngủ, hoặc ngủ nhiều hơn bình thường nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thiếu năng lượng, đây có thể là bệnh nhân đang mắc chứng suy giáp. Đối với bệnh nhân mắc cường giáp, họ thường cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, điều này lại dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức. Đó là do tuyến giáp hoạt động quá mức do lo lắng có thể khiến người bệnh khó ngủ hoặc thậm chí bị tỉnh dậy vào giữa đêm.

Đau cơ

Đau cơ, cứng cơ nhất là ở các vị trí vai, đùi là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp. Nếu suy giáp người bệnh cảm thấy đột ngột tê, ngứa ran hoặc đau ở chân tay, nguyên nhân do tuyến giáp sản xuất quá ít hormone ảnh hưởng đến các tín hiệu được gửi từ não và tủy sống đi khắp cơ thể. Cơ bắp nói chung bị đau, yếu, ở cánh tay, cẳng chân nổi gân… Nếu người bệnh bị cứng khớp, có thể dùng dầu nóng xoa bóp giảm đau nhức do viêm khớp.

Một số triệu chứng dễ nhầm lẫn với viêm khớp như gặp khó khăn khi leo cầu thang, giơ tay lên đầu… nói chung việc phối hợp giữa các khớp sẽ gặp vấn đề khi bị cường giáp.

Thay đổi nhịp tim

Nhịp tim thay đổi là do hormon tuyến giáp tác động lên hệ tim mạch. Suy giáp thường làm tim đập chậm hơn bình thường từ 10-20 nhịp mỗi phút, trong khi đó cường giáp lại làm nhịp tim đập nhanh hơn, có khi xuất hiện cả đánh trống ngực.

Gặp vấn đề đường ruột

Như đã nói ở trên, hormone tuyến giáp ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa, nên khi tuyến giáp gặp vấn đề, người bệnh thường có triệu chứng táo bón, có thể ít hay nhiều. Nhưng khi bị cường giáp, người bệnh lại bị tiêu chảy hay mắc các hội chứng ruột kích thích.

Rụng lông và tóc

Rụng tóc có thể xảy ra với cả cường giáp và nhược giáp. Trong khi tóc rụng và mỏng là biểu hiện thường thấy ở những người cường giáp thì nó còn xảy ra ở vùng lông mày, lông mi. Đồng thời bệnh lý tuyến giáp còn dẫn đến tình trạng tóc khô giáp. Nguyên nhân rụng tóc, lông có thể liên quan đến tình trạng da khô, nóng ẩm không đảm bảo cho lông tóc phát triển.