Suy nhược thần kinh là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này nhé!

Suy nhược thần kinh - Mối lo của con người hiện đại
Suy nhược thần kinh – Mối lo của con người hiện đại

1. Bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh (neurasthenia) được định nghĩa là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải và suy nhược làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể. Bệnh suy nhược thần kinh là một bệnh không ít gặp trong xã hội hiện đại, xuất hiện do chấn thương tâm lý kéo dài. Người bệnh hay than phiền về tính dễ bị kích thích, chóng mệt mỏi, đau đầu âm ỉ, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung tư tưởng, mất thích thú, thường biểu hiện trầm cảm, lo âu hoặc sợ hãi.

2. Dấu hiệu của suy nhược thần kinh

Mất ngủ

Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc và học tập. Hoạt động này còn góp phần giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

Hoảng loạn

Tình trạng rối loạn lo âu không được điều trị có thể gây ra các cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi, gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần. Việc kiểm soát hơi thở của bạn là rất quan trọng. Khi lo lắng, chúng ta sẽ thở nhanh và sâu, đồng nghĩa với việc lượng CO2 thải ra nhiều, gây nên một sự thay đổi tạm thời nồng độ pH trong máu gọi là kiềm hô hấp. Sự thay đổi nồng độ CO2 trong máu sẽ gây ra cảm giác buồn nôn và choáng váng.

Mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi là một hiện tượng bình thường của cơ thể khi tham gia vận động mạnh, làm việc quá sức trong thời gian dài… Nhưng sức khỏe sẽ dần hồi phục lại sau khi nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh dường như không có nguyên nhân cụ thể. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó ngủ. Điều đó khiến các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như hồi hộp, tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, khó chịu ở dạ dày.

Rối loạn lo âu

Đây là dạng bệnh gặp nhiều nhất trong nhóm bệnh suy nhược thần kinh. Bệnh nhân tự nhiên có cảm giác lo sợ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Thông thường, lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng hay trước những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước. Tuy nhiên, điều đó không còn là phản ứng bình thường nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm.

Trầm cảm

Trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng: buồn chán, mất ngủ, bứt rứt hoặc rề rà, thiếu hụt năng lượng để làm việc, cảm thấy vô dụng, hay nghĩ tới cái chết… Triệu chứng có thể biểu hiện từng lúc khác nhau, hoặc sau một giai đoạn rối loạn tâm thần khác. Có người chỉ xuất hiện một cơn trầm cảm, mức độ có cả nặng và trung bình. Cơn trầm cảm nặng có tiêu chuẩn chẩn đoán rất rõ ràng và có cả nguy cơ tự tử.

Luôn trốn tránh và ngại giao tiếp

Nếu bạn thường xuyên trốn tránh mọi người và ngại giao tiếp có thể là do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác. Khi bộ não bị quá tải, bạn sẽ có xu hướng né tránh mọi thứ tạo ra cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, dẫn đến trầm cảm và lo âu.

3. Lưu ý cho người mắc suy nhược thần kinh

  • Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, tập thể
  • Tránh các chấn thương tâm thần mạn tính
  • Khắc phục các tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
  • Phối hợp hài hòa giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa lao động với nghỉ ngơi giải trí
  • Nên tránh tiếng ồn, tiếng động trong khi làm việc cũng như ở môi trường sống, luôn tin tưởng lạc quan và tự tạo cho mình niềm vui trong công việc và cuộc sống
  • Đảm bảo giấc ngủ tốt, rèn luyện thân thể thường xuyên, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh thực thể…

4. Bài thuốc đông y chữa suy nhược thần kinh

Ăn

Chuối sứ: 2 trái chuối chín vào buổi sáng khi bụng còn hơi đói.

Theo Đông y, quả chuối sứ chín có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận trường, giải độc. Chuối chín là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, ngoài hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose; các nguyên tố sắt, canxi; các acit amin và một số vitamin A, B1, B2, B6, C chuối còn giúp phát triển và quân bình hệ thần kinh, giúp tăng trưởng xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Chuối chín rất tốt cho người tiêu hóa kém, thổ huyết, tăng huyết áp, phù tim, viêm thận.

Dứa (thơm, khóm): 1/4 trái thơm vào buổi trưa khi bụng còn hơi đói.

Thơm có tính giải khát sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có bromelin là một enzym thủy phân protein mạnh, nên tiêu hóa được các thức ăn từ thịt, cá. Tác dụng của bromelin tương tự như papaine và pepsin. Ngoài công dụng tiêu thực tích, bromelin còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề và làm tan máu bầm.

Đu đủ chín: 1/4 trái đu đủ nhỏ vào buổi chiều khi bụng còn hơi đói

Có nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài 80% là nước còn có 1% glucid, 0.6% protein và 0.1% lipid. Có các vitamin A, E, C…quả đu đủ chín còn có các chất carotenoide, chủ yếu lá cryptoxanthin 48%, carotenoid, beta-carotene 30% và cryptoflavine 13%, có tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng, an thần.

Uống

Chè tươi: 100g lá chè tươi pha với 2 lít nước sôi. Uống cả ngày, không nên uống buổi tối vì sẽ gây mất ngủ.

Uống chè khi nóng để giải khát, kích thích tiêu hóa. Thêm vào 3 lát gừng tươi để làm ấm tỳ vị, ngừa bệnh tim mạch, làm hưng phấn thần kinh.

Chè còn làm thông tiểu nhờ chất cafein, theophyllin và muối kali. Giải độc nhờ tanin và tăng cường sinh lực. Trong chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa.

Cam: Cam là một loại thức uống rất bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin C…mỗi buổi sáng dùng 2 trái cam vắt lấy nước, hòa với 2 muỗng canh mật ong.

Bài viết trên của kimchamcuu đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về căn bệnh suy nhược thần kinh hy vọng sẽ giúp ích độc giả trong việc chữa trị, bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh nhé!