Ở Việt Nam thì Dâu tằm không chỉ là một loại quả ăn ngon, mà còn được biết đến như một loại trái cây bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp.

Dâu tằm là một loại cây khá quen thuộc, được trồng ở khá nhiều nơi ở nước ta, nhất là các tỉnh Bắc bộ. Không chỉ hái lá để nuôi tằm, dâu tằm còn là một cây thuốc có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau.

Sở dĩ có thể gọi dâu tằm là ‘tiên dược’ trời ban bởi rất hiếm loại cây nào mà mọi bộ phận đều có thể dùng làm bài thuốc chữa bệnh, từ vỏ rễ, đế cành non hay tầm gửi và tổ bọ ngựa mọc trên cây dâu…

fruits_by_vasidgallery-d68absz

Những tác dụng chữa bệnh từ cây dâu tằm:

Bổ huyết, dưỡng huyết

Cách bào chế: Lá dâu và vừng đen lượng bằng nhau. Vừng xát tróc vỏ, đem đồ chín, “cửu chưng cửu sái” (nghĩa là chín lần đồ, chín lần phơi). Cả hai thứ đem tán bột, luyện mật làm thành viên hoàn.

Chữa thong manh, đau mắt

Lá dâu tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, nấu lấy nước rửa Mắt

Để chữa đau mắt gió hay chảy nước mắt: Lá dâu hái vào tháng Chạp, hãm lấy nước rửa hằng ngày.

Chữa đau nhức

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt chưa dứt đã vội động phòng, sinh chứng toàn thân đau nhức như dùi đâm. Có thể chữa bằng bài thuốc: lá dâu già, lược gãy, nệm rách tóc rối liều bằng nhau, đem đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân (khoảng 12 g) với nước nóng.

Chữa hen suyễn

Lá dâu già, lá thầu dầu già, trấu (sao mật) tán nhỏ, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống một viên với nước sôi.

Chữa huyết áp cao

– Lá dâu bánh tẻ một nắm nhỏ, cá diếc sống một con. Cá diếc cho vào chậu nước muối để nhả hết nhớt dãi; không mổ, để nguyên con đem luộc, gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu ăn.

– Thịt trai sông 50 – 100g, lá dâu tươi 20g thái nhỏ, nấm hương 20g, hành củ khô 2 – 3 củ. Nấu cháo ăn hằng ngày, có tác dụng hạ huyết áp tốt.

Trị chảy máu cam

Trong dân gian khi bị chảy máu cam, ông bà ta chỉ cần lấy một nắm lá dâu tằm đem vò nhẹ, nhét trực tiếp vào mũi, máu sẽ cầm rất nhanh. Đến ngày nay, cách này vẫn còn được áp dụng.

Tr đau lưng

860425d06e38adb

Qủa dâu tằm chín, hái đem rửa sạch, cho vào 1 bình thủy tinh lớn cùng với rượu, ngâm rượu khoảng vài tuần là có thể dùng được. Đây chính là cách trị đau lưng khá hiệu quả, dễ thực hiện.

Trị các chứng bệnh ho lâu ngày, ho khan, ho ra máu

Rễ cây dâu đào lên, rửa sạch, bóc lấy vỏ, bỏ lõi, cạo lớp ỏ bên ngoài, ngâm nước vo gạo 24 giờ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần lấy khoảng từ 10-16g đem sắc với nước uống để trị ho, nếu ho dai dẳng lâu ngày không khỏi thì có thể thêm vào 10g vỏ rễ cây chanh (cũng sao vàng hạ thổ) để tăng thêm công dụng.

Chữa đau nhức ở phụ nữ

Phụ nữ khi sắp đến ngày hành kinh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, người đau nhức. Khi đó có thể áp dụng theo bài thuốc dân gian sau đây: lá dâu già, lược gãy, nệm rách, tóc rối liều bằng nhau, đem đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân (khoảng 12 g) với nước nóng.

– Mộc nhĩ cây dâu lấy vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, thứ trắng như vẩy cá. Khi dùng giã nhỏ, lấy lụa bọc lại thành viên, tẩm mật ngậm.

Trị tóc rụng, tóc bạc

Hái lá dâu thêm với bồ kết, nấu nước gội đầu sẽ giúp chữa rụng tóc hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy trái dâu chín đen, thêm 1 ít hà thủ ô, đem ngâm với rượu, uống sẽ rất tốt cho thận và giúp tóc đen, lâu bạc hơn.

Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp các bạn biết được thêm những thông tin bổ ích về loại cây này. Các hộ gia đình có thể trồng cây dâu tằm trong vườn, ở trước nhà hoặc trên ban công để có thể sử dụng các bộ phận của cây làm thuốc bất kì khi nào.