Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến mà người Việt hay sử dụng nhưng ít ai từng tìm hiểu chi tiết về loại thuốc này. Vậy hãy cùng tìm hiểu tác dụng, hàm lượng và cách sử dụng Paracetamol trong bài viết sau nhé!
1. Tác dụng của Paracetamol
Paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Loại thuốc này thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, hạ sốt… Paracetamol cũng có tác dụng giảm đau đối với người bị viêm khớp nhẹ, trường hợp viêm nặng hơn như viêm sưng khớp cơ thì việc sử dụng thuốc này sẽ không hiệu quả.
Khi sử dụng Paracetamol trong điều trị, thuốc hầu như không gây tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng acid – base trong cơ thể, không gây kích ứng hay chảy máu dạ dày như một số loại thuốc có cùng tác dụng.
Tuy nhiên khi sử dụng Paracetamol có thể gây một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng, biểu hiện như phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở. Nếu gặp các triệu chứng trên, nên ngừng thuốc và thông báo với bác sĩ.
2. Paracetamol có những hàm lượng nào?
- Viên nén, uống: 500 mg.
- Gel, uống: 500 mg.
- Dung dịch, uống: 160 mg/5 ml (120 ml, 473 ml); 500 mg/5 ml (240 ml).
- Siro, uống: triaminicchidren thuốc giảm đau giảm sốt: 160 mg/5ml (118 ml).
- Viên nén: 325 mg, 500 mg.
3. Cách sử dụng Paracetamol
Chú ý sử dụng Paracetamol theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường liều tối đa của Paracetamol người lớn được phép sử dụng là 4g (4000mg)/ngày.
Sử dụng đúng dạng Paracetamol dành cho trẻ trong trường hợp bệnh nhân là trẻ em. Lưu ý không được tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc dạng lỏng: Sử dụng muỗng hoặc dụng cụ đo chuyên dụng để đong liều.
- Dạng viên nhai phải nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.
- Dạng tan rã: Giữ tay khô ráo khi cầm viên thuốc. Chú ý không nuốt toàn bộ thuốc mà để thuốc tự hòa tan trong miệng.
- Dạng sủi bọt: cần hòa tan một viên sủi với khoảng 150 – 200 mL nước.
- Dạng bột pha: Pha với một lượng vừa đủ nước khoảng 5-10 mL để hòa tan hoàn toàn bột.
- Dạng đặt hậu môn: Lưu ý không uống thuốc. Rửa tay sạch sẽ trước hoặc sau khi đặt thuốc và tránh đi vệ sinh hoặc đi tắm sau khi dùng thuốc.
- Fulvestrant được chỉ định điều trị cho phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú tiến triển tại chỗ hoặc di căn có thụ thể estrogen dương tính
4. Nguy hiểm khi sử dụng quá liều Paracetamol
Trường hợp sử dụng quá liều Paracetamol sẽ dẫn đến hoại tử gan, đây là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Biểu hiện dùng quá liều thường xảy ra trong vòng từ 2-3 giờ, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn và đau bụng. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol. Methemoglobin dẫn đến chứng xanh tím da, móng tay, niêm mạc là một trong những dấu hiệu nhiễm độc cấp chất p – aminophenol.
Khi người bệnh bị ngộ độc nặng có thể dẫn đến mê sảng, ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, thở nhanh, mạch yếu, không đều, huyết áp thấp, suy tuần hoàn. Bệnh nhân có thể bị sốc khi giãn mạch nhiều, cơn co giật ngẹt thở và dẫn đến tử vong. Tình trạng hôn mê có thể xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
Dấu hiệu tổn thương gan biểu hiện rõ rệt trong vọng từ 2 đến 4 giờ. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Trường hợp người bệnh không tử vong, thương tổn gan sẽ phục hồi sau nhiều tuần thậm chí vài tháng.
Bài viết trên của kimchamcuu đã trả lời câu hỏi nhiệt miệng là gì và các cách khắc phục bệnh nhiệt miệng hy vọng sẽ giúp độc giả trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe!