Bệnh chân tay miệng là gì? Biểu hiện bệnh ở trẻ nhỏ ra sao? Cách điều trị như thế nào? Cùng giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết  nhé!

Tìm hiểu bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ
Tìm hiểu bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua việc tiếp xúc thông thường.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Trong thực tế là những trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu là ba thời điểm mà trẻ em cũng như người lớn rất dễ mắc bệnh.

2. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Trẻ em mắc  bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…

Trong 1 – 2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.

Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.

Các bé hay bị giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Thuốc Lenalid 10mg, 15mg & 25mg điều trị bệnh bạch cầu. Thuốc synacthen chữa phù não tối ưu.

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng vì  gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong.

4. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

  • Khi trẻ bị bệnh mẹ nên cách ly bé ở trong phòng riêng để hạn chế dịch lây lan.
  • Tắm rửa mỗi ngày cho bé, khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa việc tái nhiễm bệnh. Các đồ dùng của bé như đồ chơi, chăn gối, màn… cần được giặt giũ và sát khuẩn đúng cách.
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ để ngăn ngừa mất nước. Đồ uống mát, lỏng như sữa chua, sinh tố có khả năng làm dịu đau họng.
  • Tránh cho trẻ ăn uống các đồ cay, nóng, có tính axit cao.
  • Các bữa ăn nên được chia nhỏ và không nên ép bé ăn.
  • Đồ dùng ăn uống cho bé như bình sữa, bát đĩa, thìa, đũa cần được khử trùng nước sôi và sử dụng riêng cho mỗi bé.
  • Không nên châm chích vào các mụn nước vì có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết trên của kimchamcuu đã gửi đến độc giả thông tin về biểu hiện của bệnh ở trẻ và cách điều  trị chân tay miệng hy vọng sẽ giúp ích được độc giả trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con nhé!