Viêm kết mạc là bệnh lý phổ biến ỏ mọi lứa tuổi và có thể lây lan thành dịch bệnh gây khó khăn cho công việc và sinh hoạt của ngươì bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh trong bài viết nhé!

Tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm kết mạc
Tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm kết mạc

1. Viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc là tình trạng mắt bị viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu, kết mạc mi.  Tất cả mọi giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Bệnh rất dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hè.

2. Nguyên nhân gây viêm kết mạc

Viêm kết mạc do virus

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, trong đó khoảng 80% là Adenovirus. Bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân.

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn như tụ cầu, Hemophilus influenza… sẽ lây qua tiếp xúc dịch tiết hay vận dụng có dính dịch tiết chạm vào mắt gây ra đau mắt đỏ thậm chí là tổn thương mắt nặng khi không được điều trị kịp thời.

Viêm kết mạc do tác nhân gây dị ứng

Các tác nhân gây dị ứng như bụi, lông vật nuôi, phân hoa, thuốc… xuất hiện trên những người có cơ địa dị ứng nên đau mắt đỏ thường xuất hiện tái đi tái lại có thể xuất hiện theo mùa. Đây là loại viêm kết mạc không lây nên muốn điều trị dứt điểm phải tìm được tác nhân gây dị ứng.

Riêng viêm kết mạc cấp tính liên quan đến các bệnh lý như giảm thị lực hoặc độ nhạy ánh sáng,  chảy nước mắt mãn tính  hay mất thị lực do kết mạc co rút và kết mạc bị dính một phần hay toàn phần.

Thuốc Chlorambucil 2mg được dùng để điều trị một số bệnh ung thư máu (ví dụ như: ung thư bạch cầu, khối u hạch bạch huyết). Thuốc Lenalid 10mg, 15mg cũng là 1 thuốc điều trị bệnh bạch cầu

3. Dấu hiệu của bệnh viêm kết mạc

  • Mắt bị đỏ
  • Mí mắt bị sưng và hơi hồng nếu nặng sẽ chuyển hẳn sang màu đỏ
  • Ngứa
  • Cảm giác mắt bị bỏng rát
  • Chảy nước mắt thường xuyên
  • Lông mi bết lại hoặc khô cứng
  • Cảm thấy mắt bị cộm lên như có dị vật trong mắt

4. Biện pháp phòng tránh bệnh viêm kết mạc

  • Sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng trong nhà và nơi học tập làm việc.
  • Không dụi mắt, che miệng mũi khi hắt hơi.
  • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử nên để mắt có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tốt.
  • Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng, cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ khi có các triệu chứng khó chịu ở mắt.
  • Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất…
  •  Tránh thức khuya và cần ngủ đủ giấc khoảng 8 tiếng/1 ngày
  • Tăng cường bổ sung vitamin A, C, E…
  • Nếu cơ địa bị dị ứng với loại thức ăn gì, kể cả dị ứng nhẹ thì cũng không nên ăn nhóm thực phẩm đó khi mắt bị yếu.

Bài viết trên của kimchamcuu đã gửi đến độc giả thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc hy vọng sẽ giúp ích được độc giả trong việc bảo vệ và chăm sóc cho đôi mắt nhé!