Bạn đã biết vai trò của photpho (phốt pho) đối với dinh dưỡng của cơ thể? Cùng kimchamcuu.net tìm hiểu ngay thôi:

Vai trò của chất khoáng này là: giúp răng, xương chắc khỏe, giúp cơ thể lưu trữ năng lượng cần thiết. Tuy nhiên, khi bổ sung photpho cần lưu ý tác dụng phụ và khả năng tương tác thuốc.

                           Thịt bò – Thực phẩm giàu phốt pho
Vai trò của photpho đối với dinh dưỡng của cơ thể

Phốt pho là khoáng chất chiếm 1% tổng khối lượng cơ thể con người. Hiện diện trong mỗi tế bào của cơ thể. Không chỉ cần thiết đối với dinh dưỡng cho sự chắc khỏe của xương và răng. Phốt pho còn giúp lưu trữ năng lượng cần thiết trong từng tế bào (bằng cách giúp cơ thể sản xuất ATP, một phân tử cơ thể dùng để lưu trữ năng lượng).

Bên cạnh đó, vai trò của chất khoáng này rất quan trọng đối với quá trình sản xuất DNA. Quá trình sử dụng và chuyển hóa carbohydrate và chất béo. Cả quá trình tổng hợp protein cho sự tăng trưởng, duy trì và sửa chữa các tế bào và mô.

Phốt pho được tìm thấy trong tất cả các protein động, thực vật. Do vậy, nếu bạn ăn đủ 2 – 3 bữa mỗi ngày với nhiều loại thức ăn giàu canxi. Bạn sẽ dễ dàng nạp đủ lượng phốt pho mà cơ thể cần.

Lưu ý: Cơ thể chúng ta cần vitamin D để tổng hợp phốt pho.

Nguồn cung cấp photpho

Ngũ cốc nguyên hạt, chế phẩm từ sữa, thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt (nhóm thịt và sữa chứa nhiều phốt pho hơn rất nhiều so với trái cây, rau củ).

Lượng tiêu thụ khuyến khích hàng ngày (mg/ngày)

Người lớn 700
Phụ nữ mang thai và cho con bú Dưới 18 tuổi: 1,250 – Trên 18 tuổi: 700
Trẻ em 0 – 6 tháng 100
Trẻ em 7 – 12 tháng 275
Trẻ em 1 – 3 tuổi 460
Trẻ em 4 – 8 tuổi 500
Trẻ em 9 – 18 tuổi 1,250
Tác dụng phụ

Nếu lượng phốt pho trong máu quá cao (trường hợp này rất hiếm gặp). Chúng có thể kết hợp với canxi tạo thành kết tủa trong các mô mềm như mô cơ. Tình trạng này chỉ gặp ở những người bị bệnh thận nặng. Hay rối loạn nghiêm trọng chức năng điều tiết canxi.