Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi. Bệnh gây ra tình trạng sưng mủ, hoại tử mô phổi và hình thành của các khoang chứa các mảnh vụn hoại tử hoặc dịch do bị nhiễm vi sinh vật. Sự hình thành của nhiều áp xe có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hoại tử phổi.

Triệu chứng thường gặp

a. Triệu chứng lâm sàng

– Sốt: 38,5°c – 39°c hoặc cao hơn, có thể kèm rét run hoặc không.

– Đau ngực bên tổn thương, có thể có đau bụng ở những bệnh nhân áp xe phổi thùy dưới.

– Ho khạc đờm có mủ, đờm thường có mùi hôi hoặc thối, có thể khạc mủ số lượng nhiều (ộc mủ), đôi khi có thể khạc ra mủ lẫn máu hoặc thậm chí có ho máu nhiều, có khi chỉ ho khan.

– Khó thở, có thể có biểu hiện suy hô hấp: thở nhanh, tím môi, đầu chi, Pa02 giảm, Sa02 giảm.

– Khám phổi: có thể thấy ran ngáy, ran nổ, ran ẩm, có khi thấy hội chứng hang, hội chứng đông đặc.

b. Cận lâm sàng

– Công thức máu: thường thấy số lượng bạch cầu > 10 giga/lít, tốc độ máu lắng tăng.

– Xquang phổi: hình hang thường có thành tương đối đều với mức nước hơi. Có thể có một hay nhiều ổ áp xe, một bên hoặc hai bên.

Cần chụp phim Xquang phổi nghiêng (có khi phải chụp cắt lớp vi tính) để xác định chính xác vị trí ổ áp xe giúp chọn phương pháp dẫn lưu mủ phù hợp.

– Cấy máu tìm vi khuẩn trong trường hợp sốt > 38,5°c và làm kháng sinh đồ (nếu có điều kiện).

– Nhuộm soi trực tiếp và nuôi cấy vi khuẩn từ đờm, dịch phế quản hoặc mủ ổ áp xe. Làm kháng sinh đồ nếu thấy vi khuẩn.

phổi.

Nguyên nhân gây áp xe phổi 

Hít phải dị vật là nguyên nhân chủ yếu hình thành áp xe phổi. Các dị vật thường là thức ăn, thức uống, chất nôn ra hoặc chất bài tiết từ miệng được hít vào phổi. Sưng, viêm phổi và hình thành áp xe có thể xảy ra trong 7-14 ngày. Đột quỵ, động kinh, lạm dụng thuốc, nghiện rượu, các bệnh về răng miệng, khí thũng, ung thư phổi và rối loạn thực quản có thể dẫn đến tình trạng hít phải dị vật.

Vi khuẩn gây ra áp xe phổi thường kỵ khí và bắt nguồn từ miệng. Các vi sinh vật khác như động vật kí sinh và nấm cũng có thể làm phổi bị nhiễm trùng và gây ra áp xe.

Điều trị áp xe phổi

Những thói quen nên thực hiện sau đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

– Uống hết thuốc kháng sinh được bác sĩ kê toa

– Bạn cần cẩn thận nếu bạn bị động kinh, bị đau khi nuốt, thức ăn bị kẹt lại khi bạn nuốt hoặc sốt kéo dài hơn 7 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh

Nói với bác sĩ nếu có triệu chứng tái phát như đau ngực, sốt hoặc ho ra máu hoặc có vấn đề với thuốc (phát ban, tiêu chảy, sưng lưỡi, thở khò khè hoặc thở gấp).

Cách phòng bệnh áp xe phổi.

-Vệ sinh răng miệng, mũi, họng.

– Điều trị tốt các nhiễm khuẩn răng, hàm, mặt, tai, mũi, họng. Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở các vùng này để tránh các mảnh tổ chức rơi vào khí phế quản.

– Khi cho bệnh nhân ăn bằng ống thông dạ dày phải theo dõi chặt chẽ, tránh không để sặc thức ăn.

– Phòng ngừa các dị vật rơi vào đường thở.