Sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư gan, rạng sáng nay khoảng 0h27 phút ngay 09/10 PGC Văn Như Cương đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 80 tuổi.
Ông ra đi trong sự đau thương của những người thân trong gia đình, và sự tiếc nuối của toàn bộ giáo viên, cũng như học sinh trường THPT Lương Thế Vinh.
PGS Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80 sau khoảng thời gian chống chọi với bệnh tật.
Theo tin tức : Được biết nhà giáo Văn Như Cương đã biết được căn bệnh ung thư đến với mình từ năm 2014, thế nhưng ông luôn lạc quan đối mặt với bệnh tật, để có thể tiếp nhận được biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Thời gian trước khi mất ông nhập viện điều trị vì căn bệnh cũ tái phát, khôi u gan chèn mật dẫn tới tình trạng khó thở, và vì vậy gia đình phải đưa ông đi cấp cứu. Tuy nhiên, do bệnh tình không có sự chuyển biến gì nên gia đình đã đưa ông về nhà vào thứ 6 ngày 06/10
Trước đó vào khoảng thời gian 21/2, thầy Văn Như Cương cũng đã nhập viện vì căn bệnh ưng thư gan. Trong suốt khoảng thời gian điều trị căn bệnh quái ác này, thầy Văn Như Cương vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quân, cố gắng vực dậy để tiếp tục trở về và dẫn dắt thầy trò trường Lương Thế Vinh trên con đường xây dựng thế hệ tương lai cho đất nước.
Khi bệnh tình đã giảm dần, thầy cũng có kể lại : Khi mới biết bệnh, các bác sĩ đã nói nếu không được chữa chạy kịp thời thì các khối u sẽ bị di căn và không thể sống quá 3 tháng.
Cũng trong khoảng thời gian đớn đau ấy, thầy đã chứng minh mình là một con người vượt lên mọi nỗi đau của bệnh tật, tinh thần của thầy vẫn lạc quan và yêu đời. Thông qua bức hình thầy chia sẻ trên facebook cá nhân, với nội dung, “Giờ nghỉ với học sinh”. Hiện lên là một thầy giáo già với bộ râu dài đã bạc trắng nở nụ cười viên mãn bên những học trò thân yêu.
Thầy từng nói, “Học trò xem tôi như người bố, người ông nên tôi thấy mình đáng sống lắm”. Qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, có lẽ niềm tin yêu với vị nhà giáo già này là những người thân và những cô cậu học trò tinh nghịch, nổi lên như một nhân vật sống trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam.
Cái tên Văn Như Cương biết đến không chỉ vì phong cách sống mà còn biết đến là một con người đã gây dựng lên một ngôi trường danh tiếng – ngôi trường mang chữ, THPT Lương Thế Vinh. Và cũng là một vị hiệu trưởng (từ năm 1989 đến 2014) nghiêm nghị và hết mực yêu thương lớp lớp học trò. Đến năm 2014 thầy đảm nhiệm ngôi vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường.
Đặc biệt, những ý kiến thẳng thắn, trực diện của ông về văn hóa, xã hội, giáo dục trên báo chí, Facebook cá nhân có sức ảnh hưởng lớn.
Khoảng thời gian công tác ở trường Lương Thế Vinh, ông được rất nhiều học trò yêu quý. Các học trò xem ông như là một người cha, người ông của bản thân mình.
Ngày 3/3, khi biết tin thầy nhập viện, học sinh trường THPT Lương Thế Vinh lên ý tưởng thực hiện món quà tinh thần gửi nhà giáo Văn Như Cương là bài hát truyền thống của 4.000 học sinh và hàng nghìn hạc giấy với lời cầu chúc: Mong thầy khỏe mạnh để trở về.
Nền giáo dục ngày càng thay đổi, bản thân trường Lương Thế Vinh cũng ngày càng “chuyển biến”. Thế nhưng với PGS Văn Như Cương lại luôn cảm thấy sự lo lắng cho nền thay đổi này, sự thay đổi là đáng quý, nhưng thay đổi ra sao để phù hợp lại là điều phải bàn. Ông cũng nhiều lần trăn trở về các học trò cũ và mới, mỗi lớp học trò là mỗi một nỗi lo đè lên đôi vai của người thầy già.
Sự trăn trở của ông thể hiện trong những câu thơ:
“Các em vào đại học thầy vui
Duy chút băn khoăn, chút ngậm ngùi.
Ít em mong muốn vào sư phạm.
Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi”.
PGS Văn Như Cương từng nói ông là người sáng lập nên thương hiệu trường THPT Lương Thế Vinh nhưng để giữ gìn nó còn phụ thuộc rất nhiều vào học sinh và những giáo viên trong trường.
Thời gian đã đi qua, sự thay đổi giờ đây đã không còn hình bóng của một vị nhà giáo già ngày ngày đứng trên bục giảng với những điều tâm sự với các em học sinh thuở nào. Có lẽ đây sẽ là một niềm mất mát to lớn không chỉ riêng cho trường Lương Thế Vinh mà còn cho cả một nền giáo dục nước nhà.
"Chúng tôi nhấn mạnh rằng các thông tin trong bài viết chỉ là sự tham khảo. Bạn cần suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định của mình. Đừng quên thường xuyên kiểm tra trang web để cập nhật thông tin hữu ích."