Vitamin B12 là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể con người. Cùng tìm hiểu vai trò của vitamin B12 và các thực phẩm giàu loại vitamin này nhé!
1. Vai trò của vitamin B12
Cải thiện triệu chứng trầm cảm
Một trong những lợi ích vitamin B12 được nghiên cứu nhiều nhất là khả năng giúp điều hòa hệ thần kinh, làm giảm các rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu. Vitamin B12, cùng với folate, là yếu tố quyết định chính của quá trình chuyển hóa và tổng hợp ra hợp chất SAM (S-adenosyl methionine) là chất giúp đối phó với căng thẳng và điều chỉnh tâm trạng.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Vitamin B12 có khả năng ngăn ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả vì nó là yếu tố cần thiết để tạo nên hồng huyết cầu từ tủy xương. Việc thiếu vitamin B12 sẽ làm cho cơ thể thiếu máu và gây ra những tổn thương đặc hiệu của hệ thần kinh.
Hỗ trợ tiêu hóa
B12 có vai trò trong quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa, do đó nó cần cho sự trao đổi chất và sự phân hủy của thực phẩm trong dạ dày. Bên cạnh đó nó còn giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong môi trường đường ruột. Việc loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa và đồng thời nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi sẽ ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như viêm ruột (IBS) hoặc Candida.
Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu hiện nay cho thấy bổ sung vitamin B12 cùng folate giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy vitamin B12 có lợi cho hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư đại tràng.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Đối với hệ tim mạch thì vitamin B12 có tác dụng gì? Đó là giúp giảm nồng độ Cholesterol LDL xấu, kiểm soát hiệu quả triglycerides giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa chứng xơ cứng, xơ vữa động mạch xảy ra.
2. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B12
Gan động vật
Gan động vật như gan bò, gan gà, gan lợn chứa rất nhiều B12 cần thiết cho cơ thể con người. Trong 75 gram gan bò có chứa đến 52,9 mcg B12 trong khi đó ở gan gà là 12,6 mcg. Một ng có thể bổ sung gan động vật khoảng 2 – 3 lần/tuần bằng cách luộc, làm gỏi hoặc xào chung với những loại thịt ngon khác.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch chứa nhiều vitamin B12. Cần kiểm tra nhãn mác sản phẩm để đảm bảo chúng không chứa nhiều đường.
Xúc xích
Trong xúc xích cũng chứa hàm lượng vitamin B12 đáng kể, bạn có thể ăn xúc xích đậm đà hương vị trong các bữa ăn sáng kèm với trứng gà ốp la hoặc salad dầu giấm để cung cấp đều đặn vitamin B12 cho cơ thể tràn đầy năng lượng hoạt động.
Các sản phẩm sữa
Cần đưa các sản phẩm sữa vào chế độ ăn vì chúng rất giàu vitamin B12. Nên ăn một lượng thích hợp các sản phẩm sữa như sữa, pho mát, sữa chua, bơ, bơ sữa trâu để ngăn ngừa các bệnh về tim.
Cá ngừ
Chỉ cần ăn khoảng 80gr cá ngừ mỗi ngày hoặc khoảng 150gr cho mỗi tuần là bạn đã đáp ứng được nhu cầu căn bản của cơ thể về hàm lượng vitamin B12 cần có. Hơn thể, trong thịt cá ngừ nướng hoặc cá ngừ đóng hộp còn có chứa nhiều protein, omega 3 rất tốt cho sức khỏe người ăn nữa.
Bài viết trên của tạp chí sức khỏe đã giới thiệu đến độc giả vai trò của vitamin B12 với sức khỏe hy vọng độc giả có thêm thông tin để bổ sung thêm loại vitamin này cho cơ thể nhé!