Vốn đã lớn tuổi lại mang trong mình căn bệnh tim, vậy mà bả Sử lại phải nuôi thêm 2 đứa con bị bệnh tâm thần trong căn nhà chỉ rình sập xuống. Gia cảnh quá nghèo khó bà Sử không có đủ tiền để trị bệnh cho con. Có những đêm, người mẹ già lại còn bị conh đánh mỗi khi lên cơn. Còn nỗi đau nào hơn như thế…!

Xót xa Bà nội của bé trai sắp liệt hoàn toàn vì biến thành ngọn đuốc sống: ‘Nguyện làm trâu ngựa cho ai cứu sống cháu tôi‘

Mải lo tang sự Cha mẹ không biết con gái 2 tuổi mất tích, khi tìm thấy thì…

Bước vào căn nhà xiêu vẹo, dột nát, rách trước, trống sau của 3 mẹ con bà Trần Thị Sử (ngụ xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) vào những ngày mưa gió hầu như không còn chỗ để ngồi. Ấy vậy mà đây lại là nơi trú ngụ của mẹ già và 2 người con mắc bệnh tâm thần suốt bao năm qua.

Bà Sử nói, trước đây căn nhà của 3 mẹ con giông gió đã làm sập 2 lần. Còn với tình trạng hiện tại này bà nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa căn nhà cũng sẽ sập nốt bởi đã xuống cấp quá nghiêm trọng. Trong khi đó, 3 mẹ con không ai lao động được, nên bữa ăn còn lúc đói, lúc no thì biết lấy đâu ra tiền để mà sửa lại.

Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Ảnh internet
Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Ảnh internet
Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Ảnh internet
Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Ảnh internet
Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Căn nhà đã xiêu vẹo, xuống cấp hư hại của mẹ con bà Trần Thị Sử.

Nhà cửa toang hoang còn chưa có tiền sửa, nay đến tính mạng của 3 mẹ con bà Sử cũng lung lay như ngọn đèn trước gió khi mà ai cũng mang bệnh trong người. Bà Sử nay đã 74 tuổi, trong người đủ thứ bệnh già đeo bám, từ khớp, đến tim,… nên không còn kiếm ra tiền.  Thân già cực khổ đã vậy bà còn phải nuôi thêm 2 đữa con là anh Nguyễn Văn Chiến (29 tuổi) và Nguyễn Thị Sinh (29 tuổi) mắc phải bệnh tâm thần, lúc nào cũng cần đến thuốc men.

Chồng bệnh mất đã lâu, để lại cho bà Sử 5 công đất nhưng bà đã phải cầm cố để chữa bệnh cho các con. Rồi đất không còn, tiền cũng vơi, nhưng bệnh của con thì không hết, mẹ con bà Sử lâm vào cảnh… phó mặc cho ông trời. Vì không có tiền điều trị nên căn bệnh của 2 con bà cứ ngày một trở nặng thêm. Nặng tới nỗi mà mỗi khi lên cơn, các con chẳng còn biết ai là mẹ, ai là thù, cứ gặp là đánh. “Có lần tui bị thằng con đánh đến gãy cả xương sườn, cũng chỉ biết nuốt nước mắt vào trong”, bà Sử nghẹn lời.

Rồi có những lúc nửa đêm đang ngủ trong buồng, anh Chiến lên cơn bất ngờ lao vào đánh đuổi mẹ túi bụi, bà Sử chạy té cả xuống đất, lết từng tí một trốn qua nhà hàng xóm ngủ tạm. Bà Sử nói với tôi, trách làm sao được đứa con tâm thần, khi ngay cả bản thân con cũng không biết mình đang làm, có trách là trách người mẹ nghèo không có điều kiện trị bệnh cho con đến nơi đến chốn.

Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Khổ thân cho bà Sử, khi đã ở tuổi xế chiều, thân lại mang bệnh nhưng vẫn phải lo cho con bệnh tâm thần
Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Anh Trần Văn Chiến, 29 tuổi, mỗi khi lên cơn lại đánh chính mẹ ruột của mình. Bản thân anh cũng không biết mình đang làm gì.

Thương tâm thay cho thân người mẹ tuổi đã già sức đã yếu. Đêm đêm thì lo con lên cơn đánh đuổi, sáng ra lại lo con đi lang thang rồi gặp phải chuyện không hay. “Tui cũng già rồi, sức khỏe cũng không được tốt, nhưng mình không thể bỏ con được, nên không thấy con thì lại đi tìm nó về chứ biết phải làm sao”, bà Sử nói rồi lau vội giọt nước mắt đang chảy ra từ khóe mắt.

Ngồi trên giường, chốc chốc, tôi thấy anh Chiến lại nở một nụ cười rất hồn nhiên. Tôi cũng không hiểu nổi là liệu anh có hiểu hết được tấm lòng của mẹ già luôn lo lắng cho anh em anh. Bà Sử nhìn con, đôi mắt lại đỏ hoe. Bà Sử nói, có những lúc bà trốn tránh con, không phải bà muốn bỏ mặc, mà bởi bà không muốn thấy cái cảnh con trai đánh mẹ, đau xót lắm.

Cuộc sống của 3 mẹ con bà Sử phụ thuộc chủ yếu vào tiền trợ cấp nhà nước chỉ hơn triệu đồng. Bởi vậy mà cái ăn, cái mặc đều vô cùng thiếu thốn, tiền thuốc men trị bệnh cũng chẳng đủ vào đâu. Nhà đã nghèo, thêm người bệnh tật thì khó lại càng khổ hơn.

Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Bà Sử đã già yếu lại phải nuôi 2 con tâm thần
Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Bà Sử nói, con đánh mẹ là nỗi đau của bà. Nhưng biết phải làm sao khi con mang bệnh tâm thần, biết ai là mẹ, ai là thù. Bà chỉ mong sao có điều kiện để chữa cho con hết bệnh mà thôi.

“Tui bệnh già nhiều lắm, nhưng cũng chỉ uống thuốc qua loa, chớ không có tiền để điều trị gì đâu. Tui lo nhất là mình ở tuổi này sống nay chết mai thì khổ nhất là thằng Chiến và con Sinh biết phải sống làm sao. Ai mà chịu nuôi, chịu lo cho 2 đứa con tâm thần này của tui hả chú”, bà Sử ngậm ngùi nói. Và chắc có lẽ chỉ có bà mới hiểu được, mới có thể chịu đựng được những trận đánh “như kẻ thù” mà bà hứng chịu từ con. Có nỗi đau nào hơn thế !

Rồi bà Sử nói tiếp: “Chú thấy rồi đó, căn nhà quá cũ rồi, sập lúc nào không biết nữa. Mẹ con tôi đêm ngủ trong nhà, trời lỡ giông gió chẳng may sập một cái chắc cũng chết. Khổ lắm chú à”. Tôi nghe bà Sử nói rồi nhìn toàn bộ căn nhà, bỗng thấy rùng mình khi hiện trạng căn nhà rất có nguy cơ như bà nói.

Chia sẻ thêm với tôi, bà Sử cho biết, bà chẳng mong gì nhiều hơn, chỉ mong sao có được ít tiền để làm lại căn nhà cho chắc chắn, để 3 mẹ con ở cho an toàn. Rồi có thêm điều kiện để trị bệnh cho 3 mẹ con, nhất là 2 đứa con tâm thần của bà. Nhưng ước mong này của người mẹ già biết khi nào mới thành hiện thực.

Xót thương mẹ già bệnh tim nuôi hai con tâm thần
Đơn xin trợ giúp khó khăn của gia đình bà Trần Thị Sử.

Theo ông Nguyễn Trường Giang – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hưng A, bà Trần Thị Sử ở địa phương có hoàn cảnh rất khó khăn. Bản thân bà Sử đã lớn tuổi nhưng phải lo 2 đứa con tâm thần, trong khi không ai lao động kiếm ra tiền nên cuộc sống luôn thiếu thốn. Chính quyền địa phương cũng chỉ hỗ trợ phần nào. Qua đó, địa phương cũng mong các tấm lòng hảo tâm giúp đỡ thêm cho 3 mẹ con bà Sử.

 Mọi sự ủng hộ xin được gửi về bà : Trần Thị Sử Ấp Trung Hưng 3, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

 

"Chúng tôi nhấn mạnh rằng các thông tin trong bài viết chỉ là sự tham khảo. Bạn cần suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định của mình. Đừng quên thường xuyên kiểm tra trang web để cập nhật thông tin hữu ích."