Một trong các cách điều trị mụn trứng cá và thương tổn do mụn ( loét, để lại sẹo lõm, xạm da…) là dùng kháng sinh và nghệ.
Có khi tuyến bã nhờn bị nhiễm khuẩn. Lúc đó chất nhờn và mủ tích tụ lại bên dưới chỗ bị tắc. Nếu nhẹ thì chỉ có nhân đen, nếu nặng thì các chỗ này chứa đầy mủ và biến thành nang. Một thời gian sau nang sẽ lành nhưng để lại các vết sẹo. Một trong các cách điều trị mụn trứng cá và thương tổn do mụn ( loét, để lại sẹo lõm, xạm da…) là dùng kháng sinh và nghệ.
Các nghiên cứu ở Anh và Mỹ cũng cho kết quả tương tự. Như vậy, trong tương lai, kháng sinh sẽ trở nên vô hiệu đối với bệnh trứng cá. Theo ông Nord, các bác sĩ da liễu cần theo dõi chặt chẽ tình trạng kháng thuốc khi điều trị cho bệnh nhân. Phải ngừng dùng thuốc ngay nếu thấy có tình trạng kháng thuốc. Nếu không, vô tình chúng ta sẽ làm lan truyền các chủng vi khuẩn kháng thuốc giữa các bệnh nhân và từ bệnh nhân sang những người xung quanh.
Thực trạng này càng thúc đẩy nhu cầu tạo ra vacxin chống bệnh trứng cá. Theo bác sĩ Nord, vacxin trị bệnh trứng cá sắp ra đời sẽ là giải pháp hữu hiệu cho hàng triệu bệnh nhân, chủ yếu là thanh thiếu niên.
1. Kháng sinh
Một số loại thuốc thường dùng là doxycylin, erythromycin, metronidazol. Doxycylin chỉ dùng điều trị mụn thông thường dưới dạng thuốc uống trong một thời gian ngắn (10-15 ngày).
Do làm tăng độ nhạy cảm của của da với ánh sáng nên có thể dẫn đến xạm da. Vì vậy khi uống thuốc cần tránh tiếp xúc với ánh nắng. Thuốc ít có hiệu quả khi dùng ngoài nên doxycylin không dùng điều trị mụn dưới dạng thuốc bôi dài ngày.
Erythromycin, metronidazol dùng dưới dạng thuốc bôi điều trị các mụn thông thường và đặc biệt có hiệu quả đối với mụn trứng cá đỏ, mụn mủ.
Erythromycin là kháng sinh có tính kìm khuẩn và diệt khuẩn (ở nồng độ cao, đối với một số vi khuẩn nhạy cảm) bằng cách ức chế tổng hợp protein, với hoạt phổ khá rộng bao gồm các vi khuẩn gram dương, gram âm và các vi khuẩn khác.
Metronidazol có tính kháng khuẩn, chống động vật nguyên sinh, kháng virut trong đó có kháng các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da và cấu trúc da. Do đó dưới dạng thuốc bôi chúng vừa là thuốc trị mụn vừa là thuốc chống viêm nhiễm dưới da.
2. Củ nghệ
Củ nghệ là thân rễ của cây nghệ thuộc họ gừng. Hoạt chất: tinh dầu nghệ và polyphenol gọi chung là curcuminoid có tính chất lợi mật, nhuận gan, nhuận da, chống cholesterol máu, chống o xy hoá. Gần đây người ta còn tìm thấy thêm các chất khác cùng với curcumin ức chế men của quá trình gây viêm nên có tính kháng viêm.
Ngoài ra trước đây người ta cũng đã thấy dịch chiết nghệ dù rất loãng cũng có tính diệt nấm và kháng với một số vi khuẩn. Một kinh nghiệm của đồng bào Chăm cũng đã được nghiên cứu xác nhận: sau khi sinh giã nát củ nghệ tươi hoà với ít nước và cho thêm chút muối, rồi xoa lên da khoảng 9-10 tháng sẽ làm bớt rồi hết hẳn các vết nám trên mặt và toàn thân, hết ngứa không để lại sẹo.
Dùng nghệ uống còn chữa loét dạ dày, lợi mật, nhuận gan. Phối hợp thêm một số dược chất khác làm thuốc dưỡng da, chống lão hoá. Dùng nghệ bôi lên chỗ tổn thương (nhọt, vết thương, bỏng, mụn) sẽ làm chóng lên da non, đỡ sẹo, đặc biệt không để lại sẹo lồi. Dùng bôi dài ngày nghệ thấm sâu sẽ có một số tác dụng toàn thân như chống viêm, làm đẹp da, chống nám.