Hiểu rõ cấu tạo và cách vệ sinh bộ phận sinh dục nữ đúng cách sẽ giúp mọi người phòng tránh được những bệnh ngoài ý muốn. Mời độc giả cùng chuyên mục giới tính tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!

Tìm hiểu cấu tạo và cách vệ sinh bộ phận sinh dục nữ
Tìm hiểu cấu tạo và cách vệ sinh bộ phận sinh dục nữ

1. Bộ phận sinh dục nữ là gì?

Bộ phận sinh dục nữ là một hệ thống sinh lý bên trong cơ thể nữ giới với nhiều chức năng phức tạp. Các cơ quan sinh dục nữ nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn. Khác với cơ quan sinh dục của nam giới là phô bày rõ rệt ở ngoài, cơ quan sinh dục ở ngoài của nữ thường nằm khuất phía dưới, được che khuất bởi lông và khi đứng thẳng bởi vùng trên đùi.

2. Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài

Bộ phận sinh dục ngoài của cơ quan sinh dục nữ có hai vai trò là đưa tinh trùng vào bên trong cơ thể và bảo vệ các bộ phận sinh dục bên trong khỏi bị lây nhiễm từ bên ngoài.

Các bộ phận chính của phần này gồm:

Mu

Là nơi hai xương mu gặp nhau, tạo thành khớp, các tổ chức mỡ và da tạo thành một gò cao hẳn lên. Mu được phủ một lớp lông dài và xoăn, phân bố theo hình tam giác, có tác dụng làm giảm ma sát phần trên âm hộ trong quá trình giao hợp.

Môi lớn và môi nhỏ

Môi lớn bao quanh và bảo vệ các cơ quan sinh sản ngoài khác. Môi lớn khá rộng và nhiều thịt, bộ phận này chứa rất nhiều tuyến mồ hôi và tuyến dầu. Sau giai đoạn dậy thì, khu vực này sẽ mọc rất nhiều lông.

Môi bé có độ rộng khoảng 5cm, nằm ngay bên trong môi lớn, môi bé bao quanh lỗ ở âm đạo và niệu dạo.

Tuyến Bartholin

Các tuyến này nằm ở hai bên âm đạo và có chức năng tiết ra chất nhờn.

Âm vật

Là một phần âm hộ nằm ngay dưới xương mu, phía trong các nếp môi. âm vật có một lớp da bao phủ ở bên ngoài giống như bao quy đầu ở nam giới. Do đó âm vật có vai trò cơ quan cảm giác, âm vật rất nhạy cảm với các kích thích và cũng có khả năng cương cứng.

Lỗ tiểu

Còn gọi là cửa niệu đạo, là chỗ thoát của nước tiểu từ bàng quang qua ống dẫn tiểu ra ngoài. Lỗ này nằm ngay trên cửa âm đạo, và chừng 2 cm dưới âm vật. Ống dẫn tiểu dài khoảng 4 cm, nằm dọc theo bên trong tường của âm đạo.

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong

Cấu tạo sinh dục nữ bên trong bao gồm âm đạo, màng trình, tử cung (dạ con), ống dẫn trứng, buồng trứng…

Âm đạo

Âm đạo là một đường ống liên kết cổ tử cung với bên ngoài cơ thể. Âm đạo còn được xem như là con đường sinh sản ở nữ giới.

Màng trinh

Là một màng mỏng nằm trong âm đạo cách cửa âm đạo khoảng 2cm. màng trinh thường bị rách ở lần giao hợp đầu tiên và có thể xuất hiên một vài giọt máu, hoặc một chút chất tiets hơi hồng.

Tử cung (dạ con)

Tử cung là bộ phận rỗng ở bên trong, có hình dáng như quả lê, là nơi mà thai nhi phát triển. Tử cung được chia thành hai phần nhỏ: phần cổ tử cung nằm ngay dưới âm đạo và phần chính của tử cung được cấu tạo từ các thể vân. Những thể vẫn này sẽ dãn nở trong quá trình thai nhi phát triển. Có một lỗ nhỏ nằm ở phía trên cổ tử cung để giúp tinh trùng đi vào cơ thể hoặc thoát máu kinh hàng tháng.

Ống dẫn trứng (ống Fallope)

Ống dẫn trứng nối tử cung với buồng trứng và được treo bởi dây chằng tử cung buồng trứng. ống dẫn trứng có chiều dài khoảng 10cm và nhỏ hơn sợi mì.

Buồng trứng

Mỗi bên tử cung có một buồng trứng hình bầu dục, tròng và nhỏ hơn tinh hoàn ở nam, màu trắng đục, nằm gần những dây tua ở cuối ống dẫn trứng.

Cả hai buồng trứng khi trong thời kì phôi thai có khoảng 6 triệu bọc trứng non. Tuy nhiên trong cả đời người phụ nữ chỉ có 400 trứng hoàn thành chu kỳ và rụng, hững trứng khác thường sẽ teo nhỏ và tan biến. Ngoài ra, buồng trứng còn có chức năng sản xuất các hormone điều hòa sinh lý.

3. Các bệnh hay gặp ở bộ phận sinh dục nữ

Mụn sinh dục

Đây là căn bệnh lây qua đường tình dục với tần suất rất cao. Thời kỳ ủ bệnh của nữ giới là từ 2 – 10 ngày, sau đó người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy đau và ngứa, xuất hiện các vết loét, chảy dịch, chảy máu. Sau khoảng 3 – 4 ngày, vết loét có dấu hiệu đóng vảy và tự lành.

Bị mọc mụn ở bộ phận sinh dục nữ do mụn rộp sinh dục sẽ khiến âm đạo tiết ra khí hư bất thường, số lượng nhiều kèm theo các cơn đau ở vùng xương chậu. Mụn mọc ở các bộ phận khác như: hậu môn, miệng, và một số vị trí trên cơ thể có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

Nguyên nhân gây mụn sinh dục do vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn hoặc quan hệ bằng miệng với người bị bệnh.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp do tình trạng nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc vi rút. Từ đó, âm đạo có những biểu hiện như ngứa ran, sưng tấy, cảm giác đau, ngoài ra còn xuất hiện khí hư với màu và mùi bất thường.

Mặc dù, viêm âm đạo không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới cơ thể nhưng nếu không có phương pháp loại bỏ triệt để có thể gây nên những khó chịu trong khi sinh hoạt, đời sống vợ chồng.

Bác sĩ Dung khuyến cáo, khi có bất thường bộ phận sinh dục, phụ nữ phải đi khám ngay để được tư vấn và điều trị.

Viêm lộ tuyến

Đối với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, bác sĩ Dung cảnh báo, căn bệnh này xuất hiện ở số đông các chị em đã trải qua quan hệ tình dục với nhiều mức độ, tình trạng khác nhau. Đây cũng là những tổn thương lành tính ở cổ tử cung và là sự phát triển từ bệnh viêm cổ tử cung mà chưa được điều trị hoàn toàn.

Biểu hiện khi mắc chứng phụ khoa này là cổ tử cung chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ và dần dần vết đỏ sẽ trở nên loét đậm, sâu, lan rộng hơn. Triệu chứng chủ yếu là khí hư nhiều, màu xanh, xuất hiện bọt màu đục, bết dính và có mùi hôi.

Bệnh sùi mào gà

Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn hoặc lây truyền từ mẹ sang con, virus xâm nhập vào cơ thể qua da hay niêm mạc sau đó khu trú ở tế bào cận đáy, ủ bệnh từ 1 đến 8 tháng…

Những phụ nữ có bộ phận sinh dục ẩm ướt, bị viêm âm đạo – âm hộ, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, suy giảm hệ miễn dịch là nhóm có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cao.

Sùi mào gà có thể gây chảy máu khi quan hệ vì các nốt sùi thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung mà những sùi này rất dễ bị tổn thương.

Khi các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở phụ nữ nặng sẽ gây những cảm giác khó chịu như có những vật lạ ở vùng kín. Bệnh dẫn đến xuất huyết hoặc gây cảm giác đau tức, sưng phù ở vùng kín. Mắc bệnh này sẽ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Bệnh lậu

Đi tiểu bị buốt, ra mủ hoặc tăng tiết dịch ở “cô bé” là các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh lậu lần đầu hoặc mới mắc bệnh. Các triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng âm đạo. Ở giai đoạn muộn hơn, lậu có thể gây nhiễm trùng, phát ban ngoài da hoặc lan rộng đến các khớp và máu.

Lậu là căn bệnh có thể dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị kháng sinh có thể điều trị khỏi bệnh.

Giang mai

Giang mai nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến liệt, mù lòa, mãn tính truyền từ mẹ sang con gây dị tật thai nhi, thậm chí tử vong.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhận thấy các triệu chứng sớm của bệnh giang mai. Những dấu hiệu đầu tiên thường là các nốt cứng, tròn, không đau ở “cô bé” hoặc hậu môn. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét của bệnh. Sau đó có thể có phát ban trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Cùng với đó là các triệu chứng khác như sốt, rụng tóc, mệt mỏi. Vào giai đoạn cuối, các triệu chứng xuất phát từ tổn thương các cơ quan như tim, não, gan, dây thần kinh và mắt.

4. Cách vệ sinh bộ phận sinh dục nữ đúng cách

Trong các ngày bình thường:

  • Mỗi ngày ít nhất phải rửa âm hộ 2 lần/ ngày bằng nước sạch hay nước rửa vệ sinh phụ nữ nếu có chỉ định của bác sĩ phụ khoa.
  • Thường người ta vẫn có thói quen do thuận tay rửa từ sau ra trước, cách rửa này sẽ mang chất dơ bẩn, vi khuẩn từ hậu môn vào cửa mình, đó là một trong những nguyên nhân gây nhiễm âm đạo và nhiễm trùng tiểu.
  • Khi rửa bên ngoài cửa mình, nên chú ý rửa các kẽ, các nếp gấp của các mép âm hộ. Không thụt nước vào trong âm đạo. Thay quần lót ít nhất 2-3 lần / ngày hay nhiều hơn với phụ nữ có tật tiểu són hay đi tiểu chưa hết.
  • Sau khi đi tiểu cần phải thấm khô, giữ không ẩm ướt.

Trong ngày có kinh nguyệt:

  • Thay băng thường xuyên 6 giờ/lần, tối thiểu 4 lần/ngày.
  • Rửa bằng nước sạch và thấm khô mỗi lần thay băng vệ sinh.
  • Không ngâm mình trong bồn, không thụt rửa bên trong âm đạo tránh viêm nhiễm và tổn thương âm đạo.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong những ngày có kinh nguyệt.

Vệ sinh nếu có quan hệ tình dục:

  • Tránh giao hợp vào những ngày hành kinh vì dễ bị nhiễm khuẩn, nếu không kiềm chế được thì phải dùng bao cao su để bảo vệ cho mình và bạn tình.
  • Sau quan hệ chỉ cần lau bằng giấy vệ sinh khử trùng hoặc rửa nhẹ bằng nước sạch, nước ấm hoặc nước muối pha loãng.

Bài viết trên của kimchamcuu đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về cấu tạo, các bệnh hay mắc  và cách vệ sinh đối với bộ phận sinh dục nữ hy vọng sẽ giúp chị em có một sức khỏe tốt nhất nhé!