Sùi mào gà là căn bệnh khó chữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của người bệnh. Cùng sức khỏe giới tính tìm hiểu các cách chữa bệnh sùi mào gà nhé!
Sùi mào gà, còn gọi là bệnh mồng gà hay mụn cóc sinh dục là một trong những bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ do một do một loại virus có tên là HPV (Human papilloma virus).
1. Cách chữa bệnh sùi mào gà tại bệnh viện
Thuốc thoa trực tiếp
- Imiquimod (Aldara, Zyclara). Thuốc này tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để chống lại sùi mào gà. Bạn lưu ý không quan hệ tình dục khi kem vẫn còn trên da vì có thể giảm chất lượng bao cao su và màng nhầy, gây kích ứng da của bạn tình. Một tác dụng phụ của thuốc là đỏ da. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm mụn nước, đau nhức cơ thể hoặc đau, ho, phát ban và mệt mỏi.
- Podophyllin và podofilox (Condylox). Podophyllin là một loại nhựa thực vật phá hủy mô sùi mào gà. Bạn chỉ dùng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. Podofilox chứa cùng một hợp chất hoạt tính với podophyllin, nhưng có thể sử dụng một cách an toàn ở nhà. Bác sĩ có thể quản lý lần đầu thoa thuốc podofilox và đề xuất các bước phòng ngừa để ngăn chặn thuốc kích ứng da xung quanh. Không bao giờ dùng podofilox cho khu vực bên trong bộ phận sinh dục. Ngoài ra, thuốc này không được khuyến cáo sử dụng trong khi mang thai. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
- Axit tricloaxetic (TCA). Loại hóa chất này đốt cháy sùi mào gà, được sử dụng cho mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
- Sinecatechin (Veregen). Loại kem này được sử dụng để điều trị sùi mào gà ở ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và có thể bao gồm đỏ da, ngứa hoặc rát và đau.
Phẫu thuật
Đối với các sùi mào gà lớn, không phản ứng với thuốc và có thể ảnh hưởng đến thai nhi khi bạn mang thai, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ chúng. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
- Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy). Liệu pháp này gây ra một vết rộp xung quanh các mụn rộp sinh dục. Khi làn da lành lại, các tổn thương sẽ bong ra và da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương. Bạn có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh với nitơ nhiều lần. Các tác dụng phụ chính bao gồm đau và sưng.
- Dao mổ điện. Thủ thuật này đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện. Bạn có thể bị đau và sưng sau thủ thuật.
- Phẫu thuật cắt bỏ. Bác sĩ sẽ cắt đứt hoàn toàn sùi mào gà. Bạn sẽ cần gây tê tại chỗ hoặc toàn thân cho điều trị này. Sau phẫu thuật, bạn có thể bị đau.
- Điều trị bằng laser. Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao để điều trị sùi mào gà. Phương pháp này thường tốn kém, nên chỉ được điều trị cho sùi mào da trên diện rộng và khó điều trị. Các tác dụng phụ có thể bao gồm sẹo và đau.
2. Cách chữa sùi mào gà tại nhà
Nghệ
Trong nghệ có chất curcumin và có tính cay nóng, hơi đắng. Chất curcumin có trong nghệ được sử dụng rất nhiều để chữa bệnh ung thư, Alzheimer, tiểu đường… Trong đó có bệnh sùi mào gà cũng được áp dụng với cách chữa này.
Vỏ chuối
Vỏ chuối được dùng chà xát lên các mụn sùi mào gà là phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hữu hiệu. Để ngăn chặn tình trạng những mụn sùi mào gà lan rộng. Tuy nhiên khi thực hiện chà xát, người bệnh không nên quá mạnh tay. Có thể khiến mụn sùi bị vỡ ra chảy máu và dẫn đến viêm nhiễm.
Lá trầu không
Lá trầu không được biết đến là một loại lá rất quen thuộc với những người thường xuyên ăn trầu. Xét về dược học thì lá trầu không có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, đã được sử dụng để sản xuất các chất khử trùng, khử mùi hay các chất chống kích ứng,.. Chính vì đặc tính ưu việt này, lá trầu không sẽ giúp vết thương được làm lành nhanh chóng, mờ vết thâm sẹo.
Lấy khoảng 20 lá trầu không, rửa sạch với nước muối loãng. Giã nát và cuốn trong một mảnh vải mỏng và sạch. Sau đó, dùng cái này để bôi hay trờm lên vùng da bị sùi mào gà. Thực hiện 4 – 5 lần trên ngày và liên tục hàng ngày bạn sẽ thấy được kết quả.
Bài viết trên của kimchamcuu đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về cách chữa bệnh sùi mào gà hy vọng sẽ giúp các bạn có kế hoạch điều trị bệnh phù hợp nếu chẳng may mắc phải nhé!