Núi đôi thể hiện vẻ đẹp nữ tính và quyến rũ của người phụ nữ, nó còn cho thấy tình trạng sức khỏe hiện tại của các chị em. Tuy nhiên núi đôi lại thỉnh thoảng nhói lên một cơn đau nhức, đó có thể là do những nguyên nhân sau đây.

Tập thể thao quá sức

Tập thể thao chính là một cách rèn luyện sức khỏe rất hữu hiệu, thế nhưng, việc tập quá sức có thể dẫn đến những hệ lụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, trong đó có cả núi đôi. Đặc biệt, trong quá trình tập mà con gái không mặc áo ngực chuyên dụng thì cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức. Do đó, bạn cần tìm những chiếc áo ngực phù hợp và đủ chất lượng để tránh kích thích ngực phải hoạt động quá nhiều, gây chảy xệ và đau nhức.

Những nguyên nhân từ nhẹ đến nặng gây đau nhức núi đôi
Nguyên nhân gây đau nhức núi đôi

Kinh nguyệt

Việc ngực bị sưng và đau trước và trong chu kỳ là hoàn toàn bình thường. Rất nhiều phụ nữ trải qua những cơn đau như vậy, cơn đau còn thường xuyên xảy ra ở vùng lưng nữa.

Có bầu

Khi có bầu, lượng hormone trong cơ thể tăng lên, nồng độ estrogen bị mất cân bằng. Các mô “núi đôi” lúc này phải nhường chỗ cho ống dẫn sữa và kết quả kích thước “núi đôi” tăng hơn đáng kể so với khi chưa “bầu bí”.

Khi ống dẫn sữa càng ngày càng lớn hơn, “núi đôi” sẽ bị đau nhiều hơn và sưng hơn bình thường.

Đang cho con bú

Nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể bị đau núi đôi do sữa “về” nhiều, nhanh hoặc bé không chịu bú, bú không hết.

Giảm hoặc tăng cân đột ngột

Khi giảm hoặc tăng cân, ngực là vùng đầu tiên phản ứng với sự thay đổi này của cơ thể. Trong thời gian đầu bạn có thể thấy các vết rạn hoặc sưng đỏ, tuy nhiên điều này là hoàn toàn bình thường. Hãy để vòng hai từ từ làm quen với việc thay đổi kích cỡ.

Ăn quá nhiều muối

Bạn đã bao giờ thấy ngực sưng tấy khi không phải kỳ kinh nguyệt? Rất có thể bạn đang hấp thụ quá nhiều đồ mặn. Thử dùng đồ tươi chế biến đơn giản, bạn sẽ thấy tình trạng này thuyên giảm nhanh chóng.

Uống quá nhiều cà phê

Một nghiên cứu tại đại học Duke, California cho thấy 61% phụ nữ có triệu chứng đau nhức thuyên giảm khi ngừng dùng caffeine, 25% hoàn toàn không còn dấu hiệu tức ngực. Lý do là caffeine khiến mạch máu trong ngực căng phồng gây cảm giác nặng nề, khó chịu.

Áo ngực quá bẩn

Nhiều người nghĩ, áo ngực mặc ở bên trong nên không cần giặt thường xuyên, đó là một quan niệm sai lầm. Áo ngực thường không dễ bốc mùi như quần áo bình thường, tuy nhiên nếu bạn lười giặt và để mồ hôi ngấm sâu vào vải trong nhiều ngày, ngực sẽ dễ bị nấm ngứa khó chịu và cuối cùng là dẫn đến đau nhức.

Áo ngực không đúng kích cỡ

Nếu thấy tức ngực, đặc biệt khi lưng, cổ hoặc vai cũng đau nhức, lý do đơn giản có thể là áo ngực đang quá chật. Gọng áo siết vào vùng ngực gây khó thở, ảnh hưởng tới tư thế ngồi và cột sống.

Mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ thường mất cân bằng hormone estrogen. Điều này có thể dẫn tới hiện tượng đau “núi đôi”. Nếu cảm thấy đau kéo dài thì nên đi khám bác sỹ và có thể bạn sẽ được điều trị bằng bằng liệu pháp hormon HRT để cân bằng hormone estrogen trở lại bình thường.

U lành tính

U lành tính ở ngực thường do sự liên kết giữa các mô tế bào “có vấn đề”. Có thể cảm nhận rất rõ điều này hoặc thấy đau đau khi sờ tay vào các cục u nhỏ nơi “vùng núi”.

Ung thư “núi đôi”

Ung thư “núi đôi” thường ảnh hưởng đến lớp lót bên trong của ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy, khiến chúng trương lên. Đau nhức “núi đôi”với các vết tấy sưng đỏ hay các vết nứt màu xanh… là dấu hiệu phổ biến có liên quan với bệnh ung thư vú.

Viêm “núi đôi”

Viêm “núi đôi” là một nhiễm trùng khiến các mô “núi đôi” bị sưng lên và trở nên đau nhức. Đây là một hiện tượng bình thường ở phụ nữ cho con bú do bị tắc ống dẫn sữa. Nó cũng xảy ra do một loại vi khuẩn xâm nhập vào các mô “núi đôi”.

Có thể cảm thấy u vú hay vùng da dày lên nếu khối u này phát triển thành bọc mủ. Ngoài ra, còn có cảm giác đau ở ngực, núm vú tiết dịch…

Hội chứng buồng trứng đa nang

Đau tức ngực đôi khi có thể là dấu hiệu bệnh, một trong số đó là hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một dạng rối loạn hóc môn thường gặp ở phụ nữ. Hội chứng buồng trứng đa nang còn khiến kinh nguyệt không đều, mọc lông mặt, da dầu, nổi mụn hoặc tăng cân bất thường.