Tin tức về cây tầm bóp có thể chữa được bệnh tiểu đường được nhiều người quan tâm. Đây là loại cây mọc hoang dại, những tưởng sẽ không có giá trị thế nhưng nó lại trở thành thần được được nhiều người sử dụng và đã mang lại kết quả đáng ghi nhận.
Cây tầm bóp có ở đâu?
Nếu là người sống ở vùng quê thì chắc chắn bạn sẽ không xa lại gì với cây tầm bóp (hay còn gọi là cây thù lù cạnh, cây lồng đèn) có tên khoa học là Physalis angulata là một loại cây mọc dại ven đường, ruộng và các bãi đất hoang.
Tầm bóp có dạng cây rũ xuống với nhiều góc, và lá mọc so le nhau có hình bầu dục và có cuống là to và dài…
Trong cây có chứa các hoạt chất như anthocyanin, whitasteroid như: physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G và các alkaloid.
Điểm đặc biệt của cây tầm bóp chính là ở quả cây, khi non sẽ có màu xanh đậm, lúc chín sẽ có mày đỏ và được bọc bên trong bao nhìn như một cái túi nhỏ.
Trong đông y, quả tầm gửi được xem là một phương thuốc có tính mát, vị đắng, không có độc. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình và có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và tiêu đờm.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, cây tầm bóp trong đông y là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh, phần lá cây tầm bop có thể dùng như một loại rau xanh, quả cây thì dùng như một phương thuốc giúp thanh nhiệt và tiêu đờm.
Nói về công dụng trị bệnh, cây tầm bóp có thể dùng để đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, trị rôm sẩy ở trẻ em. Cả cây tầm bóp đều có thể dung để chữa bệnh được, một số các bộ phận có tác dụng mạnh mẽ nhất đó là thân, lá, quả và rễ cây, tầm bóp có thể sử dụng kể cả khi phơi khô hay để tươi. Ở Ấn Độ, người dân sử dụng toàn cây tầm bóp để làm thuốc lợi tiểu, lá cây được dùng trị các chứng rối loạn dạ dày.
Dùng cây tầm bóp chữa bệnh tiểu đường như thế nào?
Để chữa bệnh tiểu đường người ta cắt nhỏ rễ cây tầm bóp, đem rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó đem nấu cùng với tim heo ( lợn ) và bột chu sa để uống ngày / lần. Nên uống liên tục trong 5-7 ngày để thấy được công dụng
Lưu ý: có một loại cây tên là Lu lu đực, có hình dáng rất giống cây tầm bóp. Lu lu đực có quả tròn, nhỏ hơn, thân cây mảnh hơn, lá không có vị đắng và có độc nếu sử dụng tươi). Khuyến cáo là cần hết sức lưu ý để phân biệt hai loại cây này.