Có một hàm răng không đẹp là điều không ai mong muốn vì nó khiến mọi người mất tự tin về ngoại hình và ảnh hưởng đến giao tiếp. Nhưng đừng quá lo lắng rất nhiều người đã tìm đến phương pháp niềng răng và thu được kết quả tốt.

Độ tuổi thích hợp và chế độ dinh dưỡng cho người niềng răng
Độ tuổi thích hợp và chế độ dinh dưỡng cho người niềng răng

1. Niềng răng  là gì?

Niềng răng  là một trong những giải pháp làm đẹp bằng việc phục hình những khiếm khuyết trên răng giúp cải thiện các tình trạng như:

  • Răng hô, móm, vẩu do răng từ đơn giản đến phức tạp.
  • Răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, bị sai lệch khớp cắn.
  • Răng thưa, khoảng cách giữa các răng lớn hay xa cách nhau.
  • Các răng khểnh mọc lệch khỏi răng hàm.

2. Độ tuổi niềng răng

Trẻ từ 6 – 11 tuổi

Trong giai đoạn trẻ thay răng từ răng sữa sang răng vĩnh viễn, những thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút môi, mút ngón tay, nuốt ngược, đặt lưỡi sai vị trí hay thở bằng miệng…là nguyên nhân chính khiến răng mọc lệch, mặt phát triển không cân đối.

Khí cụ niềng răng phù hợp cho giai đoạn này là các hàm trainer chỉ dùng để đeo buổi tối giúp cân bằng lực của lưỡi, má và cơ môi kết hợp với chỉnh xương hàm và răng. Chỉnh nha ở độ tuổi này không có nghĩa là khi trẻ lớn lên sẽ có hàm răng thẳng đẹp hoàn toàn mà chỉ có tác dụng định hướng răng mọc, giúp hàm phát triển cân đối và loại bỏ thói quen xấu.

Từ 12 – 16 tuổi

Thời điểm tốt nhất để niềng răng là trong vòng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì vì đây là lứa tuổi cơ thể còn đang phát triển, xương hàm còn chưa cố định. Trong giai đoạn này, việc điều chỉnh răng đều rất dễ dàng mà không cần phải nhổ bỏ răng. Đồng thời, tác động lực diễn ra nhanh chóng, răng sẽ dịch chuyển rất nhanh, cho kết quả đẹp tối ưu.

Chỉnh nha vào đúng độ tuổi sẽ dễ dàng giữ được kết quả mà không cần phải đeo hàm duy trì kết quả khi trưởng thành. Để theo dõi và chắc chắn kiểm soát toàn bộ sự phát triển về răng và hàm thì phải gắn khí cụ trong suốt thời gian dậy thì, nghĩa là khoảng 2-4 năm.

Từ 17 – 35 tuổi 

Người lớn không còn sự tăng trưởng và phát triển nên thời gian đeo niềng nhờ vậy cũng ngắn hơn ở trẻ em, thông thường là 18 tháng đối với những trường hợp không nhổ răng, 24 tháng đối với những trường hợp nhổ răng. Tuy nhiên do ở người lớn xương đã phát triển hoàn thiện, xương và răng không còn mềm nên hiệu quả niềng răng ở độ tuổi này có thể không hoàn hảo như khi còn vị thành niên.

Thế nhưng ngày nay có nhiều kỹ thuật cũng như công nghệ nắn chỉnh nha hiện đại nên vấn đề tuổi tác không còn quan trọng. Có rất nhiều trường hợp niềng răng ở tuổi 30 vẫn cho kết quả tốt. Cũng có nhiều phương pháp niềng răng cho người lớn đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ, thời gian điều trị cũng như các yêu cầu khác…để bạn thoải mái lựa chọn.

Trên 35 tuổi

Về mặt y khoa thì hoàn toàn không có giới hạn độ tuổi niềng răng mà chỉ cần xương tốt, đủ điều kiện sức khỏe thì vẫn có thể thực hiện được. Ở các nước phát triển, việc trong gia đình có ba thế hệ cùng niềng răng không phải là hiếm. Thế nhưng việc niềng răng ở các bệnh nhân cao tuổi cần có sự thăm khám cẩn thận của bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo tiên lượng tốt và đưa ra phác đồ điều trị chính xác.

3. Chế độ dinh dưỡng cho người niềng răng

Nên ăn gì sau khi niềng răng

Một tuần đầu sau niềng răng và khoảng 2,3 ngày sau mỗi kỳ xiết răng, răng chịu lực tác động mạnh nên thường có cảm giác căng tức. Món ăn cho người sau niềng răng tốt nhất nên đảm bảo các yếu tố: mềm – lỏng – ít mảnh vụn – đủ dinh dưỡng.

  • Các thực phẩm nên được chế biến từ sữa như: phô mai, bơ mềm các loại bánh và sữa, sữa chua…
  • Các món ăn làm từ trứng, các loại bánh mỳ, bánh ngọt xốp mềm không rắc hạt
  • Ngũ cốc, các loại mì, cơm nấu chín mềm
  • Thịt được chế biến cẩn thận, mềm, nhỏ: thịt băm viên, thịt hầm, thịt gia cầm và hải sản
  • Rau quả, các món luộc, hấp, đậu phụ, các món nghiền như khoai tây…
  • Trái cây: táo, chuối, nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả
  • Các loại kem, sữa, chocolate, các loại bánh như brownies, cookies mềm

Kiêng ăn gì sau khi niềng răng

  • Các thức ăn dai và dẻo như bánh nếp, bánh dày, xôi chiên, bánh mỳ có vỏ dai cứng
  • Các thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn
  • Những thực phẩm cứng, khó nhai, cần nhiều lực như như kẹo, đá viên, xươn
  • Các món ăn cần nhai nhiều như bắp ngô luộc hoặc nướng nguyên quả, táo, đùi – cánh gà
  • Các món ăn quá nóng như lẩu, canh nóng… hoặc quá lạnh như đá bào, kem…

Bài viết trên của kimchamcuu đã gửi đến độc giả những thông tin về việc niềng răng hy vọng sẽ giúp ích được mọi người.