Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh lý ngày càng phổ biến gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu biểu hiện và nguyên nhân của căn bệnh này trong bài viết nhé!
1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật là các cơ quan trong cơ thể chịu sự chi phối của những bộ phận thần kinh có tính chất tự động. Sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm ở hệ thần kinh này hoặc một trong hai hệ thống bị rối loạn sẽ dẫn đến rối loạn hệ thần kinh thực vật. Căn bệnh này tuy không gây tử vong nhưng khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm đi đáng kể, gây khó chịu cho người bệnh khiến tâm lý và đời sống sinh hoạt của người bệnh bị thay đổi.
2. Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật
- Đánh trống ngực, hồi hộp: Nếu bạn thấy nhịp tim của mình nhanh bất thường, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Cảm giác luôn hồi hộp, tình trạng này xảy ra liên tục dễ khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.
- Khó thở: người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, hụt hơi và phải rướn người ra để thở hoặc hít thở sâu mới cảm thấy dễ thở hơn. Tình trạng khó thở sẽ tăng mạnh khi ở nơi đông đúc, ồn ào.
- Đau ngực: Cơn đau thường sẽ xuất hiện bất ngờ khiến người bệnh cảm thấy như bị nghẹt thở căng tức vùng ngực.
- Chóng mặt: Cảm giác choáng váng, đứng không vững hoặc như muốn ngất xỉu, cơ thể lả đi.
- Tăng không khí: các triệu chứng ban đầu như tê cứng và ngứa ran ở vùng xung quanh miệng, sau đó người bệnh sẽ cảm thấy lo âu, hốt hoảng, thở gấp và dễ bị ngất.
- Tay chân run và đổ mồ hôi: người bệnh bị hốt hoảng và nhịp tim đập nhanh. Kèm theo đó là chân tay run, cơ thể đổ mồ hôi nhiều do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.
- Cơ thể mệt mỏi: người bệnh luôn cảm thấy uể oải và thiếu sức sống. Tình trạng này thường kéo dài và khó hồi phục dù người bệnh đã được nghỉ ngơi.
- Mất ngủ: vì luôn ở tình trạng lo lắng, bồn chồn vô cơ dẫn đến việc trằn trọc, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
3. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
- Rối loạn di truyền
- Do các bệnh tự miễn như hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống…
- Do cuộc tấn công hệ miễn dịch và thương tổn các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh của một số bệnh ung thư.
- Do tổn thương dây thần kinh sau phẫu thuật vùng cổ, sau xạ trị…
- Biến chứng của bệnh đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn thần kinh thực vật, lâu dần dẫn đến tổn thương dây thần kinh khắp cơ thể.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, một số thuốc điều trị tim mạch.
- Một số bệnh lý thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson.
- Những bệnh lý chấn thương hoặc tổn thương làm tổn hại hệ thần kinh thực vật như chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống…
Bài viết trên của kimchamcuu đã gửi đến độc giả thông tin về bệnh rối loạn thần kinh thực vật hy vọng sẽ giúp ích được độc giả trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe!