Khi thấy con bò ra từ đống lửa, chị Mỹ liên vội vàng cởi áo của cháu Sơn rồi dùng xăng đổ lên người bé bởi nghe lời người khác nói rằng nếu làm như vậy sẽ khiến cho vết thương dịu đi. Tuy nhiên chị Mỹ đã không lường được rằng hành động đó đã khiến cho con mình bị thương nặng hơn.
Sốc toàn tập, bé trai 23 tháng ăn trọn cú tát trời giáng từ bác sĩ khi tới khám tai mũi họng
Đó là vào ngày 15/11, khi bé Ly Ngọc Sơn ( 3 tuổi ), con của anh Ly Văn Tính ( 21 tuổi ) và chị Hạng Thị My (21 tuổi), ngụ tại thôn Trúc Trại, thị trấn Cốc Pai, huyện Xí Mần (Hà Giang) vô tình ngã vào đống vỏ ngô đang cháy bùng bùng khi chơi với các bạn cùng xóm ở phía sau nhà. Trước tình hình đó một đứa trẻ trong nhóm đã chạy vào kêu cứu.
Hậu quả, bé Sơn bị bỏng 40% cơ thể, nặng nhất là phần lưng và phần đầu và em đang được điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia.
Anh Tính cho biết: “Lúc đó tôi không có ở nhà, một người hàng xóm đã bảo vợ tôi ra tháo xăng ở xe máy sau đó rửa lên những vết bỏng trên cơ thể con tôi để làm dịu bớt cơn đau. Cũng vì không có sự hiểu biết kỹ càng nên chị đã làm theo. Điều đáng may mắn ở đây là khi đổ xăng lên người cháu bé thì các tàn lửa đã được dập tắt hoàn toàn không thì… hậu quả không biết còn đến cỡ nào nữa. Khi nghe bác sĩ phân tích, vợ tôi hối hận lắm và khóc nhiều nữa, giờ thì chỉ mong sao cho con khỏi bệnh thôi “.
Để thuận tiện cho việc chăm sóc con chị My đành gửi con trai út sang nhờ nhà bà nội. Còn hai vợ chồng chị thì ngày đêm trúc trực ở trong bệnh viện để lo cho bé Sơn. Hiện tại cháu Sơn đã hoàn thành việc cấy ghép da lần một, sức khỏe đã phần nào hồi phục. Trong ngày 04/12 sẽ tiên shành ghép da lần hai.
Được biết rằng, biện pháp cứu người bỏng bằng xăng ở địa phương anh rất phổ biến, không biết được bắt nguồn từ đâu nhưng lại rất nhiều người thường xuyên áp dụng. Họ cũng không hè biết được điều này nguy hiểm đến mức nào.
Theo các bác sĩ,khi phát hiện người bị bỏng, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu. Tuyệt đối không tự ý lột quần áo, dùng các chất như kem đánh răng, xăng làm mát cho nạn nhân vì nó có thể khiến vết thương nặng hơn.
Có ba mức độ bỏng
– Bỏng mức độ 1: Da bị đỏ, đau, sưng nhẹ. Vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng sẽ lột sau 1-2 ngày.
– Bỏng mức độ 2: Vết bỏng này dày hơn, rất đau và tạo mụn nước trên da. Da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ.
– Bỏng mức độ 3: Gây tổn thương cho tất cả lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém. Vết bỏng có thể đau rất ít hoặc không đau vì dây thần kinh và mô da đã bị tổn thương.
Các phương pháp sơ cứu khi bị bỏng
– Bỏng mức độ 1: Ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh ít nhất năm phút, nước lạnh làm giảm sưng, hạ nhiệt khỏi vết bỏng. Thoa vết bỏng bằng sản phẩm dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh. Bạn có thể quấn vết thương bằng băng gạc lỏng để bảo vệ vùng bị thương. Cũng có thể dùng thuốc giảm đau bán sẵn.
– Bỏng mức độ 2: Nhúng vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Nếu vết bỏng nhỏ, có thể đắp vải ướt lạnh chừng vài phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh. Băng vết bỏng bằng băng gạc khô không dính, thay băng mỗi ngày, rửa sạch tay rồi rửa vết bỏng, thoa thuốc mỡ kháng sinh rồi băng lại. Cùng với đó, bạn cần kiểm tra vết bỏng hàng ngày để xem có dấu hiệu bị viêm nhiễm như sưng đau, đỏ hơn hay không. Tránh bóc da lột từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.
– Bỏng mức độ 3: Khi bị bỏng nặng, nên tới bệnh viện ngay lập tức. Tránh bất cứ vải vóc, quần áo nào dính vào vết thương, không nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc mỡ nào. Nếu có thể, hãy nâng phần bị bỏng cao hơn tim, có thể băng phần bỏng bằng băng ẩm, mát, sạch.
"Chúng tôi nhấn mạnh rằng các thông tin trong bài viết chỉ là sự tham khảo. Bạn cần suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định của mình. Đừng quên thường xuyên kiểm tra trang web để cập nhật thông tin hữu ích."